CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

 

 

 

THUYẾT MINH

THIẾT KẾ KỸ THUẬT

PHẦN PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY

 

 

 

 

 

 

 

Hạng mục công trình : Nhà văn phòng
Địa điểm : KCN
Chủ đầu tư

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 – 2022

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

 

 

THUYẾT MINH

THIẾT KẾ KỸ THUẬT

PHẦN PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY

 

Hạng mục công trình : Nhà văn phòng
Địa điểm : KCN
Chủ đầu tư : Công ty TNHH
Đơn vị thiết kế PCCC : Công ty TNHH phòng cháy chữa cháy AA

 

 

 

 

 

 

CHỦ ĐẦU TƯ                                     ĐƠN VỊ THIẾT KẾ
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  1. Tổng quan về công trình:

Tên hạng mục công trình: Nhà văn phòng”.

Địa điểm: KCN

Tổng mặt bằng nhà máy đã được Phòng cảnh sát PCCC & CNCH – Công an tỉnh ccc  thẩm duyệt thiết kế về PCCC theo số: 95/TD-PCCC ngày 10/06/2020 và số: 223/TD-PCCC ngày 28/09/2021.

Nay do nhu cầu về sử dụng, chúng tôi có bổ sung hạng mục: “Nhà văn phòng” Chúng tôi đã tiến hành hồ sơ thiết kế kỹ thuật điều chỉnh đảm bảo các quy định về an toàn phòng cháy, chữa cháy theo các tiêu chuẩn hiện hành.

Căn cứ vào tính chất của công trình và các qui định của các tiêu chuẩn Việt Nam về an toàn Phòng cháy chữa cháy để thiết kế các hệ thống PCCC của công trình, hệ thống PCCC cho công trình gồm các hạng mục sau:

  • Hệ thống báo cháy tự động
  • Hệ thống chữa cháy vách tường.
  • Phương tiện chữa cháy ban đầu các bình chữa cháy xách tay.
  • Hệ thống đèn chiếu sáng sự cố, chỉ dẫn thoát nạn.
  1. Nguyên nhân cháy và các giải pháp PCCC:

2.1 Nguyên nhân cháy:

Do đặc thù công trình có công năng sử dụng hỗn hợp nên nguy cơ cháy từ các yếu tố khách quan và chủ quan rất lớn, phát sinh từ nhiều khía cạnh:

  • Phát sinh cháy do vận hành các thiết bị máy móc của công trình trong quá trình sử dụng: Các thiết bị điện, các thiết bị dùng nhiên liệu cháy.
  • Phát sinh cháy do bất cẩn của con người trong quá trình làm việc và sinh hoạt: do sử dụng lửa trần bất cẩn, do phát cháy từ các phương tiện đỗ tại tầng hầm.
  • Ngoài ra không loại trừ các nguyên nhân do tác động phá hoại từ bên ngoài do các ý đồ phá hoại.
  • Rất nhiều các nguyên nhân cháy khác chúng ta có thể không lường tới.

2.2 Giải pháp về phòng cháy chữa cháy :

Để đảm bảo an toàn PCCC công trình và an toàn người và tài sản phải xây dựng các biện pháp an toàn để bảo vệ. Giải pháp về an toàn PCCC là phải xây dựng các phương án phòng cháy và các phương án chữa cháy cho công trình.

  • Yêu cầu về phòng cháy :
  • Phải áp dụng các giải pháp phòng cháy bảo đảm hạn chế tối đa khả năng xảy ra hỏa hoạn. Trong trường hợp xảy ra hỏa hoạn thì phải phát hiện đám cháy nhanh để cứu chữa kịp thời không để đám cháy lan ra các khu khác vực sinh ra cháy lớn khó cứu chữa gây hậu quả nghiêm trọng.
  • Biện pháp phòng cháy phải đảm bảo sao cho khi có cháy thì người và tài sản trong tòa nhà dễ dàng sơ tán sang các khu vực an toàn một cách nhanh chóng nhất.
  • Trong bất cứ điều kiện nào khi xảy ra cháy ở những vị trí dễ xảy ra cháy như các khu vực kỹ thuật, phòng sinh hoạt chung trong tòa nhà phải phát hiện được ngay ở nơi mới phát sinh cháy để tổ chức cứu chữa kịp thời.
  • Yêu cầu về chữa cháy :

Trang thiết bị sửa chữa cháy của công trình phải đảm bảo yêu cầu sau:

  • Trang thiết bị chữa cháy phải sẵn sàng ở chế độ thường trực, khi xảy ra cháy phải sử dụng được ngay.
  • Thiết bị chữa cháy phải là loại phù hợp và chữa cháy có hiệu quả đối với các đám cháy có thể xảy ra trong công trình.
  • Thiết bị chữa cháy trang bị cho công trình phải là loại dễ sử dụng, phù hợp với công trình và điều kiện nước ta.
  • Thiết bị chữa cháy phải là loại chữa cháy không làm hư hỏng các dụng cụ, thiết bị khác tại khu vực chữa cháy.
  • Trang thiết bị của hệ thống PCCC được trang bị phải đảm bảo điều kiện đầu tư tối thiểu nhưng đạt được hiệu quả tối đa.
  1. Hệ thống Phòng cháy chữa cháy

3.1 Các tiêu chuẩn quy phạm:

  • Luật phòng cháy chữa cháy đã được Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2001; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 22 tháng 11 năm 2013;
  • Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2020 của chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật Phòng cháy chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;
  • Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3254-1989: An toàn cháy – Yêu cầu chung.
  • Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4878:1989 (ISO3941:1997) Nhóm T phân loại cháy.
  • Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2622-1995: Phòng cháy chữa cháy cho nhà và công trình – Yêu cầu thiết kế.
  • Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7435-1:2004 – ISO 11602-1: 2000 Phòng cháy chữa cháy – Bình chữa cháy xách tay và xe đẩy phần 1: Lựa chọn và bố trí.
  • Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4513-1998 Cấp nước bên trong – Tiêu chuẩn thiết kế.
  • Tiêu chuẩn Việt Nam 5738-2021 Phòng cháy chữa cháy – Hệ thống báo cháy tự động – Yêu cầu kỹ thuật.
  • Tiêu chuẩn Việt Nam 7336-2021 Phòng cháy chữa cháy – Hệ thống chữa cháy tự động bằng nước, bọt – Yêu cầu thiết kế lắp đặt.
  • Tiêu chuẩn Việt Nam 13456-2022 Phòng cháy chữa cháy – Phương tiện chiếu sáng sự cố và chỉ dẫn thoát nạn – Yêu cầu thiết kế lắp đặt.

Và một số tiêu chuẩn, quy định khác có liên quan.

3.2 Giải pháp phòng cháy chữa cháy cho công trình.

–     Hệ thống phòng cháy chữa cháy phải có khả năng chữa cháy cho tất cả các vị trí trong công trình, có khả năng hoạt động tốt ngay cả khi đám cháy đã phát triển thành đám cháy lớn.

–     Thời gian chữa cháy phải đủ lớn, ít nhất là bằng thời gian quy định trong tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành.

–     Hệ thống phải có tính chất thực tiễn cao, sử dụng phải đơn giản. dễ bảo quản, bảo dưỡng.

3.2.1 Hệ thống báo cháy tự động

–     Trong công trình được trang bị các đầu báo khói quang, đầu báo cháy nhiệt. Trong trường hợp xảy ra cháy thì nguồn nhiệt sẽ phát tán nhanh và vật liệu chủ yếu là các chất cháy được vậy lượng khói và nhiệt tỏa ra là rất lớn như vậy sẽ kích hoạt đầu báo cháy.

–     Khi có đám cháy, nếu đầu báo cháy bị hư hỏng hoặc chưa phát hiện kịp thì con người có thể nhấn nút ấn báo cháy khẩn cấp ở hộp tổ hợp báo cháy để báo động được nhanh chóng.

–     Khi báo cháy và khi báo sự cố theo 2 âm sắc khác nhau

–     Khi có báo cháy trung tâm báo cháy sẽ hiển thị thông tin về vị trí đám cháy, đồng thời phát tín hiệu báo động bằng chuông và đèn để mọi người cùng biết có cháy.

– Hệ thống báo cháy được thiết kế độc lập với hệ thống hiện trạng của nhà máy.

+ Hệ thống liên kết

  1. a. Dây tín hiệu và cáp tín hiệu báo cháy.

–     Dây tín hiệu báo cháy là loại dây chống cháy, lõi đồng có tiết diện tổng cộng của lõi là 2×1,5mm2. Dây được bọc vỏ PVC cách điện, 2 lõi như vậy được bọc cùng trong 1 lớp vỏ PVC chung bên ngoài cùng

  1. Ống ghen PVC bảo vệ dây.

–     Ống ghen PVC để luồn dây vào bên trong, có khả năng tránh những hư hại do tác động từ môi trường bên ngoài như: độ ẩm, côn trùng, chuột

  1. Hệ thống chữa cháy

4.1 Cơ sở thiết kế:

Hệ thống chữa cháy bên trong công trình được thiết kế theo các quy chuẩn và tiêu chuẩn sau:

TCVN 2622:1995 : Phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình. Yêu cầu thiết kế.
TCVN 5760:1993 : Hệ thống chữa cháy yêu cầu chung về thiết kế, lắp đặt và sử dụng.
TCVN 6102:1995 : Hệ thống phòng cháy chữa cháy, chất cháy bột, khí.
TCVN 4513:1988 : Cấp nước bên trong , tiêu chuẩn thiết kế
TCVN 6160:1996 : Hệ thống chữa cháy. Yêu cầu chung về thiết kế, lắp đặt và sử dụng.
TCVN 7336:2021 : Phòng cháy chữa cháy – Hệ thống chữa cháy tự động bằng nước, bọt – Yêu cầu thiết kế lắp đặt.
TCVN 3890 :2009 : Phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình. Trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng
QCVN 06 : 2021 : Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình

Trường hợp trong các tiêu chuẩn Việt nam không qui định thì vận dụng theo các tiêu chuẩn sau:

  • Tiêu chuẩn NFPA 13 về Sprinkler tiêu chuẩn Châu âu tương đương.
  • Tiêu chuẩn NFPA 231 về bình dập lửa hoặc tương đương.
  • NFPA: Hội đồng phòng cháy quốc gia của Mỹ.
  • EN: Tiêu chuẩn châu âu.
  • UL: Tiêu chuẩn kiểm định chất lượng Mỹ

Căn cứ  vào các công thức, phương pháp tính toán về thủy động lực học để tính toán, phân bố lưu lượng và tính tổn thất năng lượng trong mạng đường ống cung cấp nước chữa cháy của hệ thống.

4.2 Giải pháp thiết kế :

Căn cứ vào tính chất và mục đích sử dụng tiêu chuẩn Việt Nam về an toàn Phòng cháy chữa cháy để thiết kế các hệ thống PCCC của công trình, các hệ thống chữa cháy cho công trình gồm các hạng mục sau:

  • Hệ thống chữa cháy bằng nước :
  • Bố trí hệ thống chữa cháy theo từng khu như bản vẽ:
  • Hệ thống chữa cháy vách tường đặt ở các vị trí dễ thấy, dễ lấy.
  • Các phương tiện chữa cháy ban đầu:

Lắp đặt bình chữa cháy bột ABC 4kg tại những vị trí thuận tiện cho việc dập tắt đám cháy.

Lắp đặt bình chữa cháy khí 3kg tại những vị trí thuận tiện cho việc dập tắt đám cháy.

4.3 Hệ thống chữa cháy bằng nước:

Hệ thống chữa cháy họng nước vách tường đây là hệ thống chữa cháy cơ bản bắt buộc phải có cho các công trình hiện nay bằng các cuộn vòi, lăng phun kết hợp với họng chữa cháy cố định và khả năng chữa cháy có hiệu quả cao. Tuy nhiên, chức năng chữa cháy chỉ được thực hiện khi có con người.

4.4. Đường ống chữa cháy:

Toàn bộ mạng đường ống chữa cháy được dùng trong hệ thống là ống thép theo tiêu chuẩn BS 1387-1985.

Đường ống chữa cháy sử dụng ống thép đen hoặc thép tráng kẽm. Đối với đường ống có đường kính từ DN65 trở xuống sử dụng liên kết ren. Với đường ống có đường kính từ DN65 trở lên sử dụng liên kết hàn.

Đường ống cấp nước chữa cháy đi nổi có màu sắc lớp sơn hoàn thiện phải là màu đỏ cứu hỏa và phải được sơn ít nhất 3 lớp.

KẾT LUẬN:

Qua quá trình nghiên cứu, tính toán, đối chiếu với các tiêu chuẩn qui định của nhà nước phương án trên hoàn toàn phù hợp trong lĩnh vực PCCC, đồng thời mang tính khả thi cao, đáp ứng được yêu cầu đặt ra của dự án.

 

 

 

Bài viết liên quan