Đôi điều về sự phát triển của trẻ em các thời ký tuổi trẻ

Những điều cần biết về trẻ em  

“Trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ lại mà là cơ thể đang phát triển và trưởng thành”.

  1. THỜI KỲ PHÁT TRIỂN BÀO THAI

1.1 Giới hạn

Thời kỳ này bắt đầu từ lúc trứng được thụ tinh đến khi đứa trẻ ra đời, khoảng thời gian này trung bình là 270 – 280 ngày và được chia ra làm 2 giai đoạn:

– Giai đoạn phôi thai: trong 3 tháng đầu, là thời kỳ hình thành thai nhi.

– Giai đoạn thai nhi: từ tháng thứ 3 đến khi đẻ.

1.2. Đặc điểm sinh lý

– Giai đoạn phôi thai: đây là giai đoạn hình thành và sắp xếp tổ chức.

–  Giai đoạn phát triển thai nhi: phát triển nhanh về chiều cao và cân nặng.

1.3. Đặc điểm bệnh lý

–  Giai đoạn phôi thai: rối loạn sự hình thành của thai nhi, có thể  gây quái thai, xảy thai, các dị tật bẩm sinh như.

–  Giai đoạn thai nhi: SDD bào thai, đẻ non, bệnh nhiễm trùng từ mẹ.

1.4. Phòng bệnh

– Với bà mẹ: ăn, uống đầy đủ; khám sức khỏe trước khi mang thai. Khám thai.

– Tư vấn di truyền, hướng dẫn các cặp vợ chồng mới kết hôn, các bà mẹ mang thai kiến thức về sức khỏe sinh sản.

  1. THỜI KỲ SƠ SINH

2.1. Giới hạn: Từ lúc ra đời cắt rốn đến hết 4 tuần lễ đầu sau đẻ.

2.2. Đặc điểm sinh lý

– Thích nghi với môi tr­ường sống mới bên ngoài tử cung.

– Các hệ cơ quan làm việc: thở bằng phổi, tim mạch, tiêu hóa…..

– Có một số hiện t­ượng sinh lý như: vàng da, bong da, sút cân, ….

2.3. Đặc điểm bệnh lý

– Hậu quả của thời kỳ bào thai để lại như sứt môi, hở hàm ếch, tim tiên thiên…

– Trẻ có thể mắc bệnh liên quan với cuộc đẻ như gãy x­ương, lồi mắt, xuất huyết não.

– Trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm trùng.

2.4. Cách chăm sóc trẻ

– Đảm bảo vệ sinh vô trùng trong và sau sinh. Cho trẻ bú mẹ ngay sau khi sinh và đảm bảo lượng sữa cần thiết cho trẻ.

– Tiêm phòng: cần tiêm phòng lao, phòng viêm gan virus B ngay sau khi sinh.

  1. THỜI KỲ BÚ MẸ

3.1. Giới hạn: Tiếp theo thời kỳ sơ sinh cho đến hết 12 tháng tuổi.

3.2. Đặc điểm sinh lý

– Trong thời kỳ này trẻ phát triển nhanh về thể chất:

– Hệ tiêu hoá chư­a phát triển hoàn chỉnh.

– Hình thành hệ thống tín hiệu thứ hai là tiếng nói.

3.3. Đặc điểm bệnh lý

– Dễ mắc các bệnh liên quan đến tiêu hóa, SDD, tiêu chảy, còi xư­ơng…

– Trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm trùng.

3.4. Cách chăm sóc trẻ

– Cần cung cấp đầy đủ chất dinh dư­ỡng.

– Tiêm chủng cho trẻ đầy đủ và đúng lịch tiêm chủng.

  1. THỜI KỲ RĂNG SỮA

4.1. Giới hạn

Bắt đầu từ  lúc 2 tuổi đến 6 tuổi. Thời kỳ này được chia ra hai giai đoạn:

– Tuổi nhà trẻ: 2 – 3 tuổi.

– Tuổi mẫu giáo: 4 – 6 tuổi.

4.2. Đặc điểm sinh lý

– Thời kỳ này trẻ chậm lớn hơn, chức năng của các bộ phận hoàn thiện dần.

– Tinh thần và vận động phát triển nhanh.

– Phát trển nhanh ngôn ngữ, trẻ bắt đầu đi học vào cuối thời kỳ này.

– Thời kỳ này răng sữa sẽ được thay dần bằng răng vĩnh viễn khi trẻ 5 – 6 tuổi.

4.3. Đặc điểm bệnh lý

– Ít mắc bệnh nhiễm trùng, khi mắc thư­ờng nhẹ.

– Các bệnh dị ứng như­ hen phế quản, dị ứng, viêm cầu thận cấp, thấp tim.

4.4. Cách chăm sóc trẻ

– Thực hiện lịch tiêm chủng đầy đủ cho trẻ.

– Đảm bảo chế độ dinh dưỡng.

– Phát hiện sớm và điều trị kịp thời các bệnh nhiễm khuẩn.

– Giáo dục vệ sinh phòng bệnh cho trẻ.

  1. Thời kỳ niên thiếu
  2. Thời kỳ dạy thì

 

SỰ TĂNG TRƯỞNG THỂ CHẤT TRẺ EM

 

  1. SỰ PHÁT TRIỂN CÂN NẶNG

1.1. Trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh đủ tháng mới đẻ có cân nặng trung bình là:

– Trẻ trai: 3100 ± 350 g

– Trẻ gái:  3060 ± 340 g.

1.2. Trẻ dưới 1 tuổi

Cân nặng tiếp tục tăng nhanh, nhất là trong 3 tháng đầu, sau đó chậm dần. So với cân nặng lúc đẻ, cân nặng tăng gấp đôi vào tháng thứ 6 và gấp 3 lần vào cuối năm. Công thức tính gần đúng cân nặng của trẻ dưới 1 tuổi:

Trẻ < 6 tháng: X(g) = Cân khi đẻ + (600 x n)

Trẻ > 6 tháng: X(g) = Cân khi đẻ + (500 x n)

Trong đó, n là số tháng

1.3. Trẻ trên 1 tuổi

Có thể tính gần đúng cân nặng bình thường của trẻ theo công thức sau:

– Trẻ 2 – 10 tuổi:          X(kg) = 9,5 + 1,5 (N – 1)

– Trẻ từ 11 – 15 tuổi: X(kg) = 21+ 4(N – 10).

Trong đó, X là cân nặng tính bằng kg, N là số tuổi tính theo năm.

  1. SỰ PHÁT TRIỂN CHIỀU CAO

2.1. Trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh đủ tháng lúc mới đẻ có chiều cao (dài nằm) là:

– Trẻ trai:          50 ± 1,6 cm

– Trẻ gái:          49,8 ± 1,5 cm

2.2. Trẻ dưới 1 tuổi

Trong năm đầu, chiều cao của trẻ phát triển nhanh nhưng không đồng đều.

Quí I: tăng trung bình 3,5 cm/tháng

Quí II: tăng trung bình 2 cm/tháng

Quí III: tăng trung bình 1,5 cm/tháng

Quí IV: tăng trung bình 1 cm/tháng

Như vậy, đến cuối năm thứ nhất, trẻ có chiều cao trung bình là 75 cm.

2.3. Trẻ trên 1 tuổi

Theo công thức sau: X(cm) = 75 + 5(N – 1)

Trong đó: X là chiều cao, N là tuổi tính theo năm.

  1. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ TĂNG TRƯỞNG CỦA TRẺ

Quá trình phát triển thể chất của trẻ chịu ảnh hưởng của hai yếu tố cơ bản là yếu tố nội sinh và yếu tố ngoại sinh.

3.1. Yếu tố nội sinh

– Vai trò của hệ thần kinh.

– Vai trò của nội tiết .

– Giới tính, chủng tộc.

– Các yếu tố di truyền.

– Các dị tật bẩm sinh

3.2. Yếu tố ngoại sinh

– Dinh dưỡng

– Bệnh  tật

– Điều kiện kinh tế xã hội

– Môi trường tự nhiên, xã hội

– Hoạt động thể chất

– Khí hậu, mùa

– Các chấn thương tâm lý.

 

 

SỰ PHÁT TRIỂN TINH THẦN – VẬN ĐỘNG Ở TRẺ EM

  1. PHÁT TRIỂN TINH THẦN QUA CÁC LỨA TUỔI

1.1. Trẻ sơ sinh

Chăm chú nhìn mẹ nói chuyện, yên tĩnh khi được bế, quan sát chốc lát nguồn sáng di động, biết tránh những kích thích khó chịu.

1.2. Trẻ 2 tháng

Trẻ biết nhìn mặt người mỉm cười, hóng chuyện khi được nói chuyện, đưa mắt theo vật sáng di động, phát âm líu lo chủ yếu là nguyên âm.

1.3. Trẻ 3 tháng

Trẻ ham thích hoàn cảnh xung quanh, đưa mắt tìm nguồn tiếng động, nhìn vật di động theo mọi hướng.

1.4. Trẻ 4 – 5 tháng

Trẻ thích cười đùa với mọi người xung quanh, thích chơi trò chơi, hướng về tiếng nói hoặc tiếng động. Có thể phát âm một vài phụ âm.

1.5. Trẻ 6 – 8 tháng

Trẻ biết lạ, biết quen, phát âm được hai âm thanh rõ ràng, biết giơ tay ra khi được bế, biết sử dụng đồ chơi và tỏ ý bực bội khi bị lấy đồ chơi đi.

1.6. Trẻ 9 – 11 tháng

Các hoạt động tổng hợp và phân tích của võ não bắt đầu phát triển. Trẻ thể hiện thái độ, ý thức lựa chọn đồ chơi hoặc thức ăn.

1.7. Cuối năm thứ nhất và đầu năm thứ hai

Hệ thống tín hiệu thứ hai hình thành và phát triển, đứa trẻ không những đáp ứng bằng vui mừng, sợ hãi mà còn đáp ứng bằng tiếng kêu.

1.8. Trẻ 2 tuổi

Biết nói câu có 2 – 3 từ, số từ phong phú dần, biết đòi đi vệ sinh.

1.9. Trẻ trên 2 – 3 tuổi

Lời nói phát triển nhanh, trẻ đặt nhiều câu hỏi, học thuộc bài hát ngắn, đặc biệt trẻ gái thích múa hát.

1.10. Trẻ 4 – 6 tuổi

Ngôn ngữ phát triển nhanh, vốn từ lên tới hàng nghìn từ, bắt đầu nói thành câu, thích nghe kể chuyện và kể lại, trẻ học được những bài hát dài.

1.11. Trẻ 7 – 15 tuổi

  1. SỰ PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG

2.1. Trẻ sơ sinh

– Có các phản xạ sơ sinh, vận động hỗn loạn do trung tâm dưới vỏ chi phối.

– Ở tư thế treo ngang bụng, thân đứa trẻ rủ hoàn toàn.

2.2. Trẻ 2 tháng

Ở tư thế nằm sấp, trẻ có thể ngẩng đầu được một lúc.

2.3. Trẻ 3 tháng

Tư thế treo ngang bụng thì ngẩng cao hơn phần tay chân còn lại. Trẻ lẫy được từ ngửa sang nghiêng.

2.4. Trẻ 4 tháng

Lẫy được từ nghiêng sang sấp, vận động bàn tay cầm được đồ chơi trong chốc lát.

2.5. Trẻ 5 tháng

Lẫy được từ sấp sang ngửa, ngồi được khi có người đỡ nách.

2.6. Trẻ 6 tháng

Trẻ biết đưa tay ra với những đồ vật trông thấy, cầm đồ chơi trong lòng bàn tay.

Bắt đầu ngồi được một mình nhưng chưa vững, dễ bị đổ.

2.7. Trẻ 7 – 8 tháng

Tự ngồi được vững vàng, trẻ có thể tự cầm bánh đưa vào miệng ăn, đưa đồ vật từ tay này sang tay kia, biết vẫy tay chào…..cầm được đồ vật ở cả hai tay, có thể đập vào nhau để có tiếng động hoặc biết bỏ một cái để lấy cái khác.

2.8. Trẻ 9 tháng

Ngồi vững lâu, bò trên bàn tay và bàn chân, bắt đầu vịn lên thành giường, thành ghế để đứng lên, có thể nhặt vật nhỏ bằng ngón tay cái và ngón tay trỏ.

2.9. Trẻ 10  -12 tháng

Trẻ đứng vịn vững, bắt đầu thích đi men mép vật chắn, thích đập đồ chơi vào bàn rồi quẳng xuống đất. Sử dụng các ngón tay dễ dàng hơn. Biết chỉ tay đòi vật mình ưa thích.

2.10. Trẻ 13 – 15 tháng

Trẻ đi men giỏi, bắt đầu tự đi một mình được vài bước.

2.11. Trẻ 16 – 18 tháng

Trẻ đi vững, đứng thẳng, mắt nhìn xa. Bắt đầu cầm cốc uống nước, cầm thìa…

2.12. Trẻ 2 tuổi

Trẻ có thể lên xuống cầu thang có người dắt, thích xếp đồ chơi thành hàng dài…

2.13 Trẻ 3 tuổi

Trẻ đi nhanh, chạy, leo lên bậc cửa, các động tác tay khéo léo, thích tự mặc quần, áo.

2.14. Trẻ 4 – 6 tuổi

Đôi tay khéo léo lên nhiều, biết cầm dao, cầm kéo, buộc dây. Đi lên xuống cầu thang dễ dàng, đi xe ba bánh, đi cầu bập bênh.

2.15. Trẻ trên 6 tuổi

Trẻ chạy, nhảy nhịp nhàng, sử dụng thành thạo 2 ngón tay, trẻ biết viết thành thạo, biết chơi các môn thể thao.

 

Phần 2. BỆNH THƯỜNG GẶP Ở TRẺ EM

 

NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP

  1. Triệu chứng: sốt, ho, chảy mũi, khò khè….
  2. Phân loại:

+ Theo vị trí

NKHH trên (VA, amidan, VTG, VTXC).

NKHH d­ưới (VPQ, VKQ, VP)

+ Theo mức độ:

Ho, cảm lạnh

VP, VP  nặng: nếu trẻ 12 tháng thở >50 lần/phút đưa đến ngay CSYT.

  1. Nguyên nhân: VK: H.influenza type B, phế cầu, tụ cầu, virus, nấm…

Điều kiện thuận lợi: : lạnh, khói, bụi, SDD, cơ địa dị ứng…..

  1. Xử trí:

– Theo mức độ:

+ Ho, cảm lạnh: giảm ho, không dùng KS

+ VP: KS uống, giảm long đờm.

+ VP nặng: KS tiêm.

– Sử dụng KS: Co-trimoxazol (Biseptol), Amoxilin….

– Thuốc ho:

Giảm ho nếu NKHHT (viêm Amiidan, viêm VA…).

Long đờm nến NKHH dưới  (VPQ, VP).

– Thuốc nhỏ mũi: chỉ dùng khi có chỉ định của BS (NaCl0,9%, Ephedrin, Otrivin0,05%).

  1. Dự phòng

– Không đặc hiệu: giữ sinh, bú mẹ, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng…

– Thuốc dự phòng tái phát: Vacunace, Broncho Vaxom, Singulair (chỉ dùng nếu hay táo phát).

– Phòng đặc hiệu: sử dụng vac xin: Phế cầu, HIB.

 

 

 

BỆNH TIÊU CHẢY CẤP Ở TRẺ EM

  1. Định nghĩa

Tiêu chảy là bệnh lý khi đi ngoài phân lỏng hoặc tóe nước ³ 3 lần/24 giờ.

– Tiêu chảy cấp: nếu thời gian tiêu chảy dưới 14 ngày.

– Tiêu chảy kéo dài: thời gian tiêu chảy từ 14 ngày trở lên.

– Hội chứng lỵ là khi tiêu chảy có máu trong phân.

  1. Nguyên nhân

– Vi rus: hàng đầu là Rotavirus.

– Vi khuẩn: chủ yếu do Escherichia coli.

– Ký sinh trùng: Cryptosporidium (5 – 15%) và Giardia lamblia.

  1. Triệu chứng lâm sàng

– Hội chứng rối loạn tiêu hoá cấp: tiêu chảy, nôn, biếng ăn

– Hội chứng mất nước cấp: khát nước là dấu hiệu sớm nhất. Nếu tiêu chảy có biểu hiện khát nước thì đưa ngay đến CSYT.

– Triệu chứng khác: sốt cao, đái ít, trướng bụng….

4 Điều trị.

4.1. Điều trị tiêu chảy cấp không mất nước (phòng mất nước): Phác đồ A tại nhà

– Uống nhiều dịch để phòng mất nước.

+ Những dung dịch thích hợp: tốt nhất là ORS, nước cháo muối, nước sôi, nước cơm, nước cháo (không uống nước ngọt).

+ Số lượng:

< 24 tháng:       50 – 100 ml. Uống sau mỗi lần tiêu chảy (giữa hai lần đi ngoài).

> 24 tháng:        100 – 200 ml uống sau mỗi lần tiêu chảy.

> 10 tuổi:           theo nhu cầu.

+ Cách uống: cho trẻ uống từng ngụm, từng thìa nhỏ. Nếu trẻ nôn đợi 10 phút sau mới uống lại. Nên uống ORS đủ trong 2 ngày điều trị tại nhà.

– Ăn thức ăn giàu dinh dưỡng để phòng suy dinh dưỡng.

– Bổ sung kẽm :  cho trẻ uống kẽm sớm ngay khi bắt đầu bị tiêu chảy.

Trẻ dưới 6 tháng tuổi : cho 10 mg/ngày x 10 – 14 ngày

Trẻ trên 6 tháng : 20 mg/ngày x 10 – 14 ngày.

Nên cho trẻ uống kẽm lúc đói.

– Đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế nếu có một trong các biểu hiện sau: Đi ngoài rất nhiều lần ; Nôn tái diễn ; Khát nhiều ; Ăn uống kém hoặc bỏ bú ; Sốt cao hơn ; Có máu trong phân ; Không tốt lên sau 2 ngày điều trị.

4.2. Điều trị tiêu chảy mất nước : tại cơ sở y tế.

  1. Phòng bệnh tiêu chảy

– Nuôi con bằng sữa mẹ

– Cải thiện tập quán ăn bổ sung

– Sử dụng nguồn nước sạch

– Rửa tay sạch

– Sử dụng hố xí hợp vệ sinh

– Xử lý phân của trẻ

– Tiêm phòng sởi

– Tiêm phòng vacxin Rotavirus

 

SUY DINH DƯỠNG THIẾU PROTEIN – NĂNG LƯỢNG

  1. Nguyên nhân

– Thiếu chất dinh dưỡng do thiếu ăn về số lượng hoặc không đảm bảo chất lượng.

– Các bệnh nhiễm trùng, đẻ non, các dị tật bẩm sinh.

– Dịch vụ xã hội và chăm sóc y tế.

  1. Đánh giá và phân loại

2.1. Phân loại SDD theo cân nặng/chiều cao đơn thuần

– SDD nhẹ: cân nặng còn từ 70 – 80% so với cân nặng của trẻ bình thường.

– SDD vừa: cân nặng còn 60 – 70% cân nặng của trẻ bình thường.

– SDD nặng: cân nặng còn dưới 60% cân nặng của trẻ bình thường.

2.2. Phân loại tình trạng SDD theo cân nặng và chiều cao theo tuổi

– Gầy mòn (Wasting): Biểu hiện tình trạng SDD cấp tính.

– Thấp còi (Stunting): Biểu hiện tình trạng SDD trong quá khứ.

– Gầy mòn + còi cọc: SDD quá khứ và hiện tại.

  1. Triệu chứng lâm sàng

3.1. SDD mức độ nhẹ

3.2. SDD vừa

3.3. SDD nặng

  1. Phòng bệnh

4.1. Chăm sóc trẻ từ trong bụng mẹ

4.2. Nuôi con bằng sữa mẹ và ăn bổ sung

4.3. Tiêm chủng theo lịch và điều trị sớm các bệnh nhiễm khuẩn.

4.4 Theo dõi biểu đồ cân nặng để phát hiện sớm SDD

4.5. Sinh đẻ có kế hoạch

4.6. Điều trị tiêu chảy cấp

4.7. Giáo dục kiến thức nuôi con theo khoa học

BỆNH CÒI XƯƠNG DO THIẾU VITAMIN D

  1. Nguyên nhân

– Thiếu vitamin D do thiếu ánh nắng mặt trời

– Thuận lợi: trẻ phát triển nhanh, đẻ đẻ non, rối loạn hấp thu.

  1. Lâm sàng

– Dấu hiệu tăng nhạy cảm thần kinh cơ: vật vã, kích thích, ngủ hay giật mình.

– Ra mồ hôi trộm.

– Lúc lắc đầu.

– Rụng tóc, chiếu liếm.

– Chậm mọc răng.

– Đầu to, thóp rộng chậm liền. Biến dạng xương ngực, chi.

  1. Điều trị

­­- Vitamin D là thuốc chủ yếu để điều trị còi xương. Có thể dùng:

Uống liều thấp (2000 đv/ngày) trong vài tuần hoặc vài tháng.

Uống 5000 đv/ngày trong 2 tháng.

Uống 200000 đv/ngày hoặc 600000 đv/lần, nhắc lại sau đó 1 – 2 tháng.

Liều nhỏ 400 đv/ngày trong nhiều tháng.

– Bổ sung canxi là rất cần thiết, đặc biệt là trong chế độ ăn.

  1. Phòng bệnh

– Trẻ bú mẹ nên bổ sung 500 đv vitamin D/ngày.

– Trẻ đẻ non nên bổ sung 500 – 1000 đv vitamin D/ngày và cần bổ sung thêm can xi.

 

 

NÔN TRỚ, TÁO BÓN, BIẾNG ĂN

 

  1. HỘI CHỨNG NÔN TRỚ

1.1. Nguyên nhân

– Nôn triệu chứng: nôn chỉ là một triệu chứng của các bệnh thường gặp:

+ Ngộ độc thức ăn, thuốc…

+ Các bệnh tiêu hoá: tắc ruột, lồng ruột, thoát vị cơ hoành, viêm ruột thừa.

+ Nhiễm trùng thần kinh: viêm màng não mủ, u não.. .

+ Nhiễm khuẩn hô hấp: viêm họng, viêm A, viêm phổi.. .

– Nôn do sai lầm về ăn uống: ăn nhiều, quá mức. Sai lầm về chất lượng.

– Nôn do dị tật đường tiêu hoá.

– Rối loạn thần kinh thực vật

1.2 Điều trị

– Điều trị nguyên nhân: Tuỳ nguyên nhân mà điều trị.

– Điều trị triệu chứng:

+ Sau ăn/bú để trẻ nằm yên tĩnh, nằm đầu cao 450, cho trẻ bú từ từ.

+ Giảm nhu động ruột bằng thuốc giảm co thắt như Buscopan, Motilium.

+ Nếu có mất nước, mất điện giải truyền Ringer như phác đồ tiêu chảy.

+ Nếu kém ăn: truyền đường ưu trương nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch.

  1. HỘI CHỨNG TÁO BÓN

Táo bón là hiện tượng chậm thải phân, phân rắn và khô làm trẻ 2 – 3 ngày đi ngoài 1 lần.

2.1. Nguyên nhân

– Thương tổn bẩm sinh đường tiêu hoá: bệnh phình to đại tràng

– Thương tổn chức năng tiêu hoá: uống ít nước, ăn chưa đủ (phân đói), ăn nhiều chất xơ, thức ăn khó tiêu.

2.2 Điều trị

– Điều trị nguyên nhân.

– Chế độ ăn nhiều nước, ăn rau xanh, hoa quả.

– Thuốc: Thuốc tẩy sulfat magie.

– Thụt tháo cho trẻ.

  1. HỘI CHỨNG BIẾNG ĂN

3.1. Nguyên nhân

– Do mắc bệnh: tiêu chảy, táo bón, tắc ruột, lồng ruột, suy dinh dưỡng, nhiễm khuẩn.

– Do dinh dưỡng: do thức ăn có mùi, vị lạ hoặc thức ăn không phù hợp với trẻ.

– Nguyên nhân do tinh thần: chỉ nghĩ đến biếng ăn do tinh thần khi đã loại bỏ các nguyên nhân trên. Hay gặp 3 – 7 tuổi do trẻ được nuông chiều, trẻ hay hờn dỗi, trẻ hay ăn vặt hoặc trẻ không ưa thích món ăn.

3.2. Điều trị

– Điều trị  theo nguyên nhân.

+ Điều trị các bệnh cấp tính và mạn tính cho trẻ.

+ Nếu do tinh thần: không cho trẻ ăn vặt nhiều bữa/ngày; kiên trì giúp trẻ.

– Điều trị hỗ trợ:

+ Men tiêu hoá: bổ sung vitamin và các yếu tố vi lượng. Tuyệt đối không được sử dụng các thuốc kích thích tiêu hóa không rõ nguồn gốc.

+ Cho trẻ vui chơi, thể dục, thoải mái tinh thần.

 

RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ Ở TRẺ EM

 

  1. Khái niệm

Phổ tự kỷ (Autism Spectrum Disorders) là một rối loạn phát triển đặc trưng bởi sự suy giảm tương tác xã hội và giao tiếp (bằng lời và không bằng lời nói), hành vi hạn chế, lặp đi lặp lại hoặc rập khuôn.

  1. Nguyên nhân

Cho đến nay chưa rõ, chỉ là các giả thuyết.

– Tổn thương não hoặc não bộ kém phát triển (ngạt, viêm não, viêm màng não….)

– Nhiễm độc: thủy ngân.

– Yếu tố di truyền.

– Yếu tố môi trường.

  1. Phân loại

3.1. Rối loạn tự kỷ (chứng tự kỷ cổ điển)

3.2. Hội chứng Asperger

3.3. Sự rối loạn phát triển lan rộng không xác định PDD-NOS (Pervasive Developmental Disorder Not Otherwise Specified)

 

 

  1. Dấu hiệu nhận biết sớm tự kỷ (dấu hiệu cảnh báo):

– Không biết cười lớn tiếng hoặc có những biểu lộ vui vẻ, thích thú khác ở 6 tháng tuổi.

– Không chia sẻ qua lại với những âm thanh, nụ cười, hoặc biểu lộ nét mặt ở lúc 9 tháng.

– Không biết bập bẹ lúc 12 tháng.

– Không biết nói từ đơn lúc 16 tháng.

– Không nói được cụm từ đôi một cách tự nhiên lúc 24 tháng ( không phải là nhại lời).

– Không chú ý đến giọng nói của người khác vào lúc 24 tháng.

– Không nhìn vào mặt và mắt người khác lúc 24 tháng.

– Không biểu lộ quan tâm đến trẻ khác vào lúc 24 tháng.

– Không biết bắt chước vào lúc 24 tháng.

– Mất ngôn ngữ và kỹ năng xã hội ở bất kỳ tuổi nào.

– Rối loạn về tương tác xã hội: không biết cười xã hội, chơi một mình, rất độc lập, giao tiếp mắt kém…

– Rối loạn giao tiếp: không đáp ứng khi gọi tên, không biết nói với cha mẹ…

– Có những hành vi bất thường: những cơn nổi giận, tăng động, không hợp tác hoặc chống đối, không biết chơi với đồ chơi, lặp đi lặp lại , đi nhón gót….

 

 

Phần 3. CÁC BỆNH TRUYỀN NHIỄM

 

SỐT PHÁT BAN

  1. Nguyên nhân: do nhiều virus như Rubella, SRV

Thuận lợi: sức đề kháng giảm, thiếu dinh dưỡng, thiếu vitamin, tiếp xúc nguồn lây nhiễm (BN)

  1. Triệu chứng: mọc ban từ mặt xuống chân (3 ngày sốt, 3 ngày mọc, 3 ngày bay), khác với sởi (vết vằn sau bay).
  2. Xử trí: hạ sốt, bù nước.
  3. Dự phòng:

– Không đặc hiệu: rửa tay; bổ sung, uống nhiều nước; cách ly nguồn lây, vệ sinh mắt, TMH;

– Đặc hiệu: Mũi thứ 1 tiêm khi trẻ 12 tháng tuổi; mũi thứ 2 tiêm trong độ tuổi từ 4-6 tuổi. Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản thì tiêm một liều duy nhất (phụ nữ chỉ được có thai sau khi tiêm vaccine được 3 tháng).

 

VIÊM KẾT MẠC

  1. Nguyên nhân

Do nhiễm khuẩn (VK: tụ cầu, liên cầu, phế cầu; VR: Adenovirus), viêm kết mạc dị ứng (tiếp xúc, mùa xuân).

  1. Triệu chứng

– Mắt cảm thấy cộm, báng rát mắt, chảy nước mắt nhiều.

– Mắt xuất hiện nhiều dử, đặc biệt vào buổi sáng khiến khó mở mắt.

– Kết mạc đỏ, có thể có xuất huyết ở  kết mạc, có thể có màng giả.

– Mắt trẻ bị sưng húp, mi và kết mạc phù nề đỏ mọng

– Dử mắt dạng mủ vàng bẩn dính chặt hai mi.

3.Điều trị

– Rửa sạch mắt bằng NaCl0,9% khi có nhiều dử mắt, tra mắt bằng thuốc mỡ tetracycline 1% ngày 2-4 lần, uống Erythromycine 25mg/kg cân nặng, 2 lần/này trong 2 tuần…

– Tra Tobramicin, neomicin, ciprofloxacin, ofloxacin, cobemyxin.

  1. Phòng bệnh

– Cách ly không cho trẻ đến trường, nơi đông người trong vòng 2 tuần;

– NVYT bị bệnh không nên đến nơi khám mắt cho trẻ ít nhất 2 tuần;

– Rửa tay và sát trùng dụng cụ sau khi khám.

– VS cá nhân cho trẻ sạch sẽ, tránh sử dụng chung khăn mặt…

CHÂN TAY MIỆNG

  1. Nguyªn nh©n:

Virus Coxsackie A16 vµ EV71.

ThuËn lîi: gi¶m søc ®Ò kh¸ng, suy dinh d­ìng.

  1. L©m sµng:

– Triệu chứng

+ LoÐt miÖng: loÐt ®á niªm m¹c miÖng, l­ưìi, lîi

+ Ban pháng nư­íc ë bµn tay, lßng bµn ch©n

+ Sèt, biÓu hiÖn TK, tim m¹ch.

– Ph©n ®é:

+ §é 1: chØ loÐt miÖng, da

+ §é 2a: sèt cao kh«ng ®¸p øng h¹ sèt hoÆc ngñ gµ hoÆc m¹ch >150l/p

  • é 2b: run, yÕu hoÆc liÖt.

+ §é 3: m¹ch nhanh >170l/p, rèi lo¹n tri gi¸c.

+ §é 4: sèc, OAP, ngõng thë.

– §iÒu trÞ:

+ §é 1: ngo¹i tró.

+ §é 2: truyÒn Immunoglobulin.

+ §é 3: t¹i ICU

+ §é 4: cÊp cøu nÆng

– Dù phßng:

+ Vacxin: ch­ưa cã.

+ VÖ sinh c¸ nh©n.

  1. Điều trị trệu chứng:

– Hạ sốt, giả đau bằng cetaminophen hoặc Ibuprofen..; không dùng KS ở trẻ dưới 12 tuổi.

– Thấm, lau miệng bằng nước muối sinh lý, xúc miệng.

– Với những nốt phỏng đã vỡ loét nguy cơ bội nhiễm cần dung KS và cac dung dịch sát khuẩn tại chỗ.

– Nếu dấu hiệu bệnh nặng: sốt cao, rối loại tri giac, co giật, bọng nước có mủ cần đưa đến CSYT.

– Cung cấp nước theo nhu cầu và bù lượng nước mất do sốt cao.

– Cho ăn uống dễ tiêu, ăn lỏng, cố gắng chia thành nhiều bữa.

Lưu ý: không chọc vỡ bọng nước, không đắp lá cây.

 

 

 

SỐT XUẤT HUYẾT

  1. Nguyên nhân: do virus Dengue, qua vật chủ trung gian (muỗi).
  2. Triệu chứng:

Ủ bệnh: 3-15 ngày.

– Sốt cao, đau cơ, xuất huyết da/niêm mạc/phủ tạng. Nặng có sốc

– Lui bệnh: hết sốt, thèm ăn trở lại.\

– XN máu: tìm kháng nguyên, kháng thể virus Dengue; số lượng tiểu cẩu.

  1. Điều trị:
  • Hạ sốt
  • Bù dịch
  1. Phòng bệnh

Chưa có vac xin, diệt bọ gậy, nằm màn.

THỦY ĐẬU

  1. Nguyên nhân: do virus Varicella Zoster Dengue (VZV).
  2. Triệu chứng:
  • Ủ bệnh: 10-21 ngày.
  • Khởi phát (1-2 ngày): Sốt nhẹ, đau đầu, đau cơ, xuất huyết da/niêm mạc/phủ tạng. Nặng có sốc.
  • Toàn phát: mọc ban phỏng nước liên quan với sốt (càng dày càng sốt cao).
  • Hồi phục: bong vảy khô, không có sẹo.
  1. Điều trị:
  • Hạ sốt
  • Vệ sinh da, chấm Xanh Methylen
  1. Phòng bệnh

Vac xin thủy đậu (01 liều từ 01-12 tuổi).

QUAI BỊ

  1. Nguyên nhân: do virus quai bị
  2. Triệu chứng:
  • Ủ bệnh: 2-3 tuần, từ tuần 2 có thể lây.
  • Khởi phát: sốt cao kèm đau vùng tai lan ra

quanh tai, khó há miệng, nói và nuốt khó.

  • Toàn phát: sưng đau tuyến nước bọt mang

tai, đầu tiên đau 01 bên sau lan 2 bên (70%).

  • Viêm tinh hoàn, buồng trứng, tụy, viêm màng não.
  1. Điều trị:
  • Nằm yên tĩnh, hạn chế vận động.
  • VS miệng; hạ sốt, giảm đau; ăn lỏng.
  • Bù dịch
  1. Phòng bệnh
  • Cách ly 02 tuần sau khỏi bệnh.
  • Vac xin (MMR).

BỆNH SỞI

  1. Nguyên nhân: do virus sởi , lây qua đường hô hấp,
  2. Triệu chứng:

– Ủ bệnh: sốt 7-10 ngày (không có t/c gì)

– Xâm nhập: 3 ngày với viêm long (chảy mũi, mắt đỏ, hạt Koplik, phổi có ran).

– Phát ban: sau sốt 3-4 ngày, từ trên xuống (bắt đầu sau chân tóc), mất theo ngược lại, có khoảng da lành, khi bay để lại vết dát nhạt màu (vằn da hổ).

– Tróc vảy da: ngày 6-7 sau phát ban

  1. Biến chứng:

– HH: Viêm phổi, VTG, viêm thanh quản

– Viêm não (ngập máu, lan tỏa, khu trú)

  1. Chẩn đoán:

– Scalartin

– Rubeol

– Ban đào trẻ em

– Phát ban nhiễm độc

  1. Điều trị

– Chăm sóc vệ sinh, đủ chất dinh dưỡng

– KS dự phòng

  1. Dự phòng:

– Thụ động: cách ly

– Chủ động: Vacxin:

Sởi: tiêm lúc 9 tháng và 6 tuổi

MMR: tiêm cho trẻ >12 tháng

 

 

 

 

 

 

Phần 3. MỘT SỐ CẤP CỨU Ở TRẺ EM.

 

CẤP CỨU NGỪNG TUẦN HOÀN HÔ HẤP

  1. Dấu hiệu nhận biết:
    • Nạn nhân đột ngột: Bất tỉnh, mất tri giác hoàn toàn.
    • Da nhợt nhạt, trắng bệch hoặc có khi tím.
    • Không sờ thấy mạch cổ, bẹn.
    • Thở ngáp hoặc ngừng thở, đồng tử giãn.
  • Nguyên tắc xử trí:
    • Gọi hỗ trợ và tiến hành ngay cấp cứu không để chậm trễ.
    • Cấp cứu đúng trình tự, đồng bộ và có tổ chức.
    • Thiết lập không gian cấp cứu đủ rộng và hạn chế tối đa những người không không tham gia cấp cứu.
  1. Kỹ thuật Hồi sinh tim phổi cơ bản: ép tim + thổi ngạt.
  • Kỹ thuật hô hấp nhân tạo (hà hơi thổi ngạt):
  • Hô hấp nhân tạo kiểu miệng – miệng: đẩy đầu ngửa ra sau, bịt mũi bệnh nhân khi thổi hơi. Sau khi hít vào sâu, người cấp cứu lấy miệng của mình ngậm kín toàn bộ miệng bệnh nhân và thổi mạnh hai hơi (mỗi hơi kéo dài 1,5-2giây), sau đó thổi với nhịp khoảng 10-12 lần/phút.
  • Hô hấp nhân tạo kiểu miệng – mũi: Một tay khép miệng bệnh nhân lại, một tay giữ cho đầu ngửa ra sau, người cấp cứu dùng miệng của mình ngậm vào mũi bệnh nhân và thổi.
  • Kỹ thuật ép tim ngoài lồng ngực:
  • Quỳ bên cạnh nạn nhân, hai bàn tay chồng lên nhau, hai cánh tay thẳng góc cơ thể nạn nhân.
  • Vị trí: 1/2 dưới xương ức, dùng lực toàn thân ấn xuống sao cho xương ức lún sâu từ 3 – 4 cm.
  • Nhịp độ 60 – 80 lần/phút (trẻ 80-100 lần/phút).
  • Ép nhanh, ép mạnh, không gián đoạn và để ngực phồng lên hết sau mỗi lần ép.

 

 

 

DỊ VẬT ĐƯỜNG THỞ

  1. Tác nhân nào gây ra dị vật đường thở cho trẻ?

– Sặc thức ăn như cháo, sữa, cơm…

– Hít phải dị vật như các loại hạt, kẹo, thuốc viên, đồ chơi….

– Sặc do đờm dãi, các loại thức uống…

  1. Biểu hiện khi trẻ có dị vật đường thở thế nào?

– Đột ngột ho sặc sụa, khó thở, không khóc, tím tái nhanh chóng, ngừng thở, lờ đờ, lơ mơ hoặc hôn mê….

– Tắc đường thở mà biểu hiện từ ho, khó thở, khóc yếu đến nặng hơn là không khóc được, tím tái, ý thức tụt dần đến hôn mê.

  1. Xử trí

– Đối với trẻ dưới 2 tuổi, đặt trẻ nằm sấp, đầu thấp trên cánh tay trái, giữ chặt đầu và cổ trước bằng bàn tay trái. Dùng ngón trỏ và ngón giữa tay trái đẩy cằm trẻ lên cho cổ ưỡn tránh gập đường thở, dùng gót bàn tay phải vỗ 5 cái thật mạnh vào lưng trẻ ở khoảgn giữa hai bả vai.

– Đối với trẻ lớn (từ trên 2 tuổi) thì làm thủ thuật Heimlich:

Đứng hoặc quỳ phía sau, vòng 2 tay qua người trẻ, đặt 1 bàn tay (nắm đấm) dưới mũi ức,  bàn tay kia ôm lấy nắm đấm. Ấn bụng mạnh hướng từ trước ra sau và từ dưới lên trên 5 lần. Kiểm tra miệng lấy dị vật nếu có. Nếu vẫn còn tắc nghẽn thì tiếp tục lặp lại ấn bụng như trên

 

 

 

 

 

SỐT CAO CO GIẬT

  1. Nguyên nhân

Hay gặp ở trẻ 6-36 tháng tuổi, hay gặp nhất do nhiễm trùng hô hấp trên, sốt virus.

  1. Đặc điểm co giật đơn thuần do sốt cao

Co giật ngay cơn sốt cao đầu tiên (từ 38,50C trở lên)

Cơn giật ngắn

Giật toàn thân

Sau giật trẻ tỉnh táo.

Điện não bình thường.

  1. Xử trí

– Không giữ chặt trẻ. Dùng vật mềm chặn miệng trẻ tránh cắn phải lưỡi.

– Nới lỏng quần áo để trẻ dễ thở.

– Hạ sốt: đặt thuốc hạ sốt đường hậu môn (nếu có).

– Trườm ấm vùng nách và bẹn nhiều lần (không đắp khan ấm).

–  Sau cơn co giật, cho trẻ uống nước (ORS hoặc nước quả).

– Cơn giật kéo dài đến 5 phút thì đưa trẻ đến CSSYT (thuốc diazepam dạng gel bơm hậu môn hoặc midazolam xịt mũi …).

 

VỖ RUNG LONG ĐỜM

  1. Vai trò của vỗ rung

– Vỗ, rung lồng ngực làm long dịch tiết,

long đờm thoát ra ngoài nhờ phản xạ ho và

khạc, hoặc dùng máy hút nếu người bệnh

không tự ho được.

– Vỗ rung long đờm đúng cách giúp đường thở được thông thoáng khiến trẻ thở dễ dàng hơn, giảm khò khè, giảm nôn ói.

  1. Cách vỗ rung cho bệnh nhân nhí

– Tư thế: trẻ có thể nằm nghiêng một bên, hoặc ngồi cúi đầu về phía trước, hoặc tư thế mẹ bế vác trẻ.

– Vị trí vỗ: vỗ vùng phổi trẻ, vỗ từ dưới vỗ lên.

– Kỹ thuật vỗ rung:  bàn tay khum lại tạo thành một khoảng trống không khí thì khi vỗ trẻ sẽ không đau, dùng lực cổ tay vỗ rung cho trẻ tạo thành tiếng “bộp, bộp”.

Mỗi lần vỗ rung làm 10-15 phút.

 

 

  1. Một số lưu ý khi vỗ rung

–  Thời điểm vỗ rung long đờm cho trẻ tốt nhất là buổi sáng sớm khi trẻ ngủ dậy.

–  Trước và sau khi vỗ rung, cần hút sạch đờm dãi.

–  Trong quá trình vỗ rung long đờm cho bé, mẹ nên tháo bỏ trang sức như nhẫn, đồng hồ đeo tay.

–  Không nên vỗ trực tiếp lên người nếu trẻ cởi trần mà nên phủ một tắm khăn mỏng lên người con.

 

BỎNG

  1. Nguyên nhân

– Bỏng do nóng: nước, lủa….

– Bỏng do lạnh: do tiếp xúc với băng đá làm bỏng tế bào.

– Bỏng do hóa chất: acid, phosphor, vôi tôi…

– Bỏng do điện: điện giật, sét đánh.

– Bỏng do hít: xảy ra khi có các vụ nổ hay hít phải các hơi máy.

– Bỏng do phóng xạ.

  1. Đánh giá độ nặng của vùng bỏng: theo Wallace

Đầu 9%

Thân mình: trước 18%; thân minh sau 18%

Chi trên 9%; chi dưới 18%

Bộ phận sinh dục ngoài 1%.

  1. Chẩn đoán độ sâu của bỏng

Độ 1: đỏ da, đau (như cháy nắng) rát

Độ 2a (nông) phỏng nước lan rộng vết bỏng, đau, rỉ nước.

Độ 2b (sâu) tổn thương da dính chặt bề mặt, sẹo trong 3 tuần.

Độ 3: vùng bỏng đỏ tươi hoặc nâu, bám chặt, cần ghép da.

  1. Xử trí

Bước 1: nhanh chóng loại trừ các tác nhân

gây bỏng.

– Bọc vùng bỏng chắc chắn rồi đổ nước lạnh lên

–  Tháo bỏ những vật cứng trên vùng bỏng

– Che phủ vùng bỏng bằng đắp gạc Vaseline

Bước 2: cấp cứu đảm bảo các chức năng sống

– Đảm bảo hô hấp.

– Đảm bảo tuần hoàn:

– Các biện pháp khác: An thần, KSm đau

– Xử trí cấp cứu vết bỏng

+ Băng chỗ bỏng bằng băng vô khuẩn

+ Không chọc phá các túi phỏng nước.

+ Không bôi dầu mỡ, dung dịch cồn, kem kháng sinh vào vết bỏng.

 

CHẢY MÁU CAM

  1. Chảy máu mũi là gì
Chảy máu mũi (cam) là có máu chảy ra từ một bên hoặc cả 2 bên mũi (ít gặp),  không

phải là một bệnh, mà là triệu chứng do nhiều

nguyên nhân gây nên.

2. Phân loại chảy máu cam: 

Chảy máu do điểm mạch Kisselbach.

Chảy máu do mạch máu.

3. Chẩn đoán vị trí chảy máu: 

– Chảy máu mũi trước: là tình trạng chảy máu ở phía trước mũi, chiếm 90%.

– Chảy máu mũi sau: là tình trạng máu chảy xuất phát từ các phần trong và sâu của mũi, chiếm khoảng 10%

  1. Một số nguyên nhân.
  • Thời tiết khô, lạnh hoặc quá.
  • Các nhiễm trùng gây viêm tại chỗ.
  • Chấn thương vùng mặt, mũi.
  • Thói quen ngoáy mũi mạnh tay.
  • Dị vật rơi vào mũi gây tổn thương mũi.
  • Các khối u trong mũi: u mạch máu dưới mũi, polyp mũi thể chảy máu, u xơ vòm họng, ung thư vòm họng,…
  • Bị cảm lạnh, dị ứng, xì mũi liên tục với cường độ mạnh.
  • Bị rối loạn đông máu do giảm tiểu cầu, rối loạn chảy máu, do mạch máu…..
  1. Xử trí khi bị chảy máu cam

– Đặt bệnh nhân ngồi thẳng, đầu hơi ngả về phía trước.

– Bóp chặt cánh mũi và thực hiện thở bằng miệng khoảng 10 – 15 phút đến khi máu chảy chậm hoặc ngừng chảy.

– Sử dụng bông có tẩm thuốc co mạch để sâu vào vị trí chảy máu.

– Không nên ngả đầu về phía sau vì máu sẽ chảy vào cổ họng, khí quản gây nên các vấn đề về hô hấp.

GÃY XƯƠNG

  1. Các loại gãy

– Gãy xương không hoàn toàn.

– Gãy xương hoàn toàn

– Gãy xương có di lệch

– Gãy xương kín và Gãy xương hở.

  1. Nguyên nhân bệnh Gãy xương

– Gãy xương do chấn thương: như ngã, tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt hoặc chơi thể thao.

– Gãy xương do bệnh lý: Một số bệnh lý như u xương, viêm tủy xương, lao xương, loãng xương gây phá hủy xương, giảm mật độ xương làm xương yếu và dễ gãy.

  1. Triệu chứng bệnh Gãy xương
  • Xương bị biến dạng tại vị trí tổn thương.
  • Bầm tím ở khu vực chấn thương.
  • Sưng và đau, đau tăng lên khi cố gắng vận động
  • Mất chức năng ở vùng bị thương.
  • Trong gãy xương hở, xương đâm xuyên qua và nhô ra khỏi da.
  1. Các biện pháp điều trị bao gồm:
•      Bó bột cố định, nẹp cố định (cố định khớp trên và dưỡi chỗ gãy).

•      Phẫu thuật

 

 

ĐIỆN GIẬT

  1. Tách nguồn điện ra khỏi người bị nạn:
    • Cắt cầu dao điện, aptomat, cầu chì, phích cắm…
    • Trong trường hợp không cắt được nguồn:
      • Dùng kìm cách điện, búa, rìu, dao…cán bằng gỗ để cắt, chặt đứt dây điện.
      • Dùng vật cách điện (cây khô, sào nhựa…) tách dây điện ra khỏi người bị nạn (chú ý người cấp cứu phải đứng trên vật cách điện).

 

 

  1. Xử trí tại chỗ
  • Đặt nạn nhân nằm ở nơi thoáng mát.
  • Kiểm tra xem nạn nhân còn tỉnh hay không? còn thở hay không?
  • Với nạn nhân còn tỉnh: kiểm tra mức độ tổn thương tại chỗ, tổn thương xương, thần kinh…
  • Với nạn nhân bất tỉnh, không có dấu hiệu thở: tiến hành hô hấp nhân tạo và ép tim lồng ngực tại chỗ.
  • Đối với trường hợp nạn nhân bị bỏng, không được tạt nước vào khiến cho thương tổn nặng nề hơn.

 

NGỘ ĐỘC CẤP Ở TRẺ EM

  1. Hỏi bệnh

Những câu hỏi phải đặt ra là:

– Trẻ ăn (uống) cái gì? Từ khi nào?

– Số lượng là bao nhiêu?

– Trẻ bị từ lúc nào?

– Triệu chứng đầu tiên là gì?

– Đã được xử trí cấp cứu trước đó như thế nào?

  1. Triệu chứng lâm sàng

            –  Cơ quan tiêu hoá: nôn, đau bụng, ỉa chảy, đặc biệt hay gặp trong ngộ độc thức ăn.

– Tổn thương hô hấp: khó thở, tím tái, rối loạn nhịp thở, ngừng thở

– Tổn thương tim mạch: tim đập nhanh, loạn nhịp

– Tổn thương thận: thường gây suy thận

– Tổn thương hệ thần kinh: co giật, hôn mê (

3.Điều trị.

– Loại trừ chất độc ra khỏi cơ thể: gây nôn, rửa dạ dày, chạy thạn, thay máu.

            – Điều trị giải độc

– Điều trị các rối loạn chức năng:

  1. Dự phòng

– Thuốc men hoá chất phải để cao, ngoài tầm với của trẻ em.

– Dầu lửa, xăng, thuốc trừ sâu… không đựng trong các chai lọ thông thường.

– Thuốc phải có nhãn

– Dùng thuốc đúng chỉ định, đúng liều lượng theo hướng dẫn của thầy thuốc.

– Thức ăn phải bảo quản tốt, tránh nhiễm  bẩn, nếu hỏng thì phải bỏ đi.

– Chú ý phát hiện sớm, đưa đi cấp cứu kịp thời để tránh tử vong cho trẻ.

SỬ DỤNG THUỐC Ở TRẺ EM

  1. Lưu ý:
  • Liều lượng thuốc dùng cho trẻ nhỏ được tính theo cân nặng của trẻ.
  • Thời gian và khoảng cách giữa các lần dùng thuốc
  • Dụng cụ đong thuốc cho trẻ:

+ Đối với dạng thuốc lỏng (siro, dung dịch, nhũ dịch,…): cần sử dụng cốc đong, thìa đong có chia vạch (thường đi kèm sản phẩm), không sử dụng thìa ăn thông thường.

+ Thuốc lỏng có ống đếm nhỏ giọt thuốc: lọ thuốc nào phải dùng ống nhỏ ấy.

+  Đối với dạng thuốc lỏng (hỗn dịch thuốc) nếu nhãn thuốc hoặc đơn thuốc yêu cầu “Lắc trước khi dùng” thì cần lắc đều lọ thuốc liên tục trong ít nhất 30 giây để thuốc phân tán đều.

  1. Xác định liều lượng thuốc:

– Theo diện tích da: là cách tính chính xác nhất: bao nhiêu mg/m2/24h

– Tính theo cân nặng: bao nhiêu mg…/kg/24 giờ.

– Ước tính theo tuổi.

[Tuổi (năm) x lượng thuốc người lớn] + 3

Lượng thuốc trẻ em =

30

  • Các đơn vị thuốc có: g, mg, ml, giọt, thìa:

Thìa cà phê 4 – 5 ml; thìa canh 8 – 10 ml;

01 ml nước cất: 20 giọt; dung dịch dầu: 34 giọt; rượu có 45 – 50 giọt.

  1. Cách cho trẻ uống thuốc

– Trẻ sơ sinh: uống thuốc dạng lỏng, để trẻ ở vị trí giống như khi trẻ bú mẹ, từ từ cho thuốc vào một bên má của trẻ (không nên cho thuốc vào ngay cuống họng của trẻ để tránh bị ho, sặc, nghẹt thở..).

– Trẻ lớn hơn: có thể dùng thuốc dạng viên nén, viên nang. Có thể nghiền nhỏ hoặc tháo nang để pha thuốc cho trẻ uống.

– Với thuốc đắng, nên ngậm lạnh sẽ giảm cảm nhận đắng. Không tự ý thêm sữa, nước trái cây hoặc thuốc khác vào dạng thuốc lỏng.

– Không nên “đánh lừa” trẻ bằng cách nói thuốc là kẹo, bánh, chè,… để tránh cho trẻ tự ý uống gây ngộ độc.

– Nếu quên cho trẻ dùng thuốc, hãy cho trẻ dùng thuốc ngay sau khi nhớ ra.

 

 

SỨC KHỎE,  BỆNH TẬT TRẺ EM

  1. Sức khỏe.

“Sức khỏe không chỉ là không có bệnh mà còn là sự thoải mái thể chất và tâm thần”.

  1. Bệnh.

   Là quá trình hoạt động không bình thường của cơ thể con người (và sinh vật) từ nguyên nhân gây ra đến hậu quả cuối cùng.

Với trẻ em: bị bệnh tức là sự lớn lên và phát triển của cơ thể trẻ có sự rối loạn, quá trình sinh học của trẻ không được bình thường.

  1. Mục tiêu sức khỏe trẻ em từ nay đến năm 2030

Có 4 mục tiêu với 24 chỉ tiêu:

Mục tiêu 1: Về phát triển toàn diện trẻ em, chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng cho trẻ em

Chỉ tiêu 4: Phấn đấu giảm tỷ lệ TE < 5 tuổi:

+ Thể nhẹ cân <9% năm 2025 và <6% vào năm 2030;

+ Thấp còi <17% năm 2025 và <15% năm 2030;

+ Béo phì xuống <5% đối với NT và <10% với TT năm 2025.

Chỉ tiêu 7: Phấn đấu 100% cơ sở giáo dục cho trẻ em có công trình vệ sinh vào năm 2025 và duy trì 100% đến năm 2030.

Mục tiêu 2: Về bảo vệ trẻ em

Mục tiêu 3: Về giáo dục, văn hóa, vui chơi, giải trí cho trẻ em

Chỉ tiêu 15: TE < 5 tuổi được phát triển phù hợp về sức khỏe, học tập và tâm lý xã hội đạt 99,1% vào năm 2025 và 99,3% vào năm 2030.

Chỉ tiêu 16: TE 5 tuổi đi học mẫu giáo đạt 99,1% (2025) và 99,3% (2030).

Mục tiêu 4: Về sự tham gia của trẻ em vào các vấn đề về trẻ em

  1. Mô hình bệnh trẻ em

4.1 Trước đây:

– Bệnh nhiễm trùng và ký sinh trùng:

+ Nhiễm khuẩn hô hấp , tiêu hoá (chủ yếu là bệnh tiêu chảy).

+ Các bệnh truyền nhiễm như lao, sởi, ho gà, uốn ván ….

+ Bệnh nhiễm giun sán.

+ Bệnh sốt rét.

  • Dinh dưỡng: SDD nhẹ cân (14,1%), thấp còi vẫn (24,6%). Còi xương 10 – 20%.

4.2 Hiện nay

Bệnh có thay đổi: nhiễm trùng có giảm, bệnh không lây tăng (béo phì, tự kỷ, tăng động…..), tai nạn thương tích…

  1. Nội dung chính của chương trình GOBIFFF
  • Theo dõi biểu đồ tăng trưởng (Growchart).
  • Bù nước bằng đường uống (Oraldehydation).
  • Đảm bảo cho trẻ được bú sữa mẹ (Breastfeeding).
  • Tiêm phòng (Immunization)
  • Kế hoạch hóa gia đình (Family Planning)
  • Cung cấp đầy đủ thực phẩm cho BM&TE (Food Supplying).
  • Giáo dục sức khỏe cho các bà mẹ (Female Education).
  1. Theo dõi sức khỏe

Mục đích: phát hiện kịp thời những trẻ bị suy dinh dưỡng hoặc béo phì để phối hợp cùng gia đình phòng tránh kịp thời.

– Chỉ số thể lực dùng để theo dõi trẻ:

+ Cân nặng (kg) theo tháng tuổi.

+ Chiều cao đứng (cm) theo tháng tuổi.

+ Cân nặng theo chiều cao đứng.

  1. Tiêm chủng và phòng dịch
  • Tiêm chủng mở rộng
Lứa tuổi Vắc xin phòng bệnh Liều, cách dùng
Dưới 1 tháng BCG phòng lao, viêm gan mũi 1 0,05 – 1ml, tiêm trong da
Trẻ 2 tháng Bạch hầu + ho gà + uốn ván mũi 1. Bại liệt lần 1. Viêm gan mũi 2 0,5ml tiêm bắp, 3 giọt uống
Trẻ 3 tháng Bạch hầu + ho gà + uốn ván mũi 2

Bại liệt lần 2.

0,5ml tiêm bắp, 3 giọt uống
Trẻ 4 tháng Bạch hầu + ho gà + uốn ván mũi 3. Bại liệt lần 3. 0,5ml tiêm bắp, 3 giọt uống
Trẻ 9 – 11 tháng Sởi mũi 1 0,5ml tiêm dưới da
Trẻ 13 – 24 tháng

 

Bạch hầu + ho gà + uốn ván, bại liệt, sởi mũi 2.

Viêm não nhật bản: 3 mũi Mũi 2 cách mũi 1 = 1 tuần

Mũi 3 cách mũi 2 = 2 tuần

0,5ml tiêm bắp,

3 giọt uống

 

  • Lịch tiêm chủng

 

Tuổi của trẻ Vắc xin sử dụng
Sơ sinh Tiêm vắc xin Viêm gan B (VGB) mũi 0 trong 24 giờ đầu sau sinh
Tiêm vắc xin BCG Phòng bệnh lao
02 tháng Tiêm vắc xin bạch hầu – ho gà – uốn ván – viêm gan B – Hib  mũi 1 (5 trong 1)
Uống vắc xin bại liệt lần 1
03 tháng Tiêm vắc xin bạch hầu – ho gà – uốn ván – viêm gan B – Hib  mũi 2
Uống vắc xin bại liệt lần 2
04 tháng Tiêm vắc xin bạch hầu – ho gà – uốn ván – viêm gan B – Hib mũi 3
Uống vắc xin bại liệt lần 3
09 tháng Tiêm vắc xin sởi mũi 1
18 tháng Tiêm vắc xin bạch hầu – ho gà – uốn ván mũi 4
Tiêm vắc xin sởi – rubella (MR)
Từ 12 tháng tuổi Tiêm vắc xin Viêm não Nhật Bản mũi 1
Tiêm vắc xin Viêm não Nhật Bản mũi 2 (hai tuần sau mũi 1)
Tiêm vắc xin Viêm não Nhật Bản mũi 3 (một năm sau mũi 2)
Từ 2 đến 5 tuổi Uống vắc xin Tả 2 lần (vùng nguy cơ cao)
Uống vắc xin Tả lần 2 sau lần một 2 tuần
Từ 3 – 10 tuổi Tiêm vắc xin Thương hàn: 1 mũi duy nhất (vùng nguy cơ cao)

 

Bài viết liên quan