Các kiến thức ngữ pháp A2

Các kiến thức ngữ pháp A2

I, Genitiv.

Form: Tên riêng + “s” + Nomen (không có giống).

   – Chú ý: Nếu kết thúc tên riêng là “x, z, s, ß” thì không thêm “s” mà thêm (‘).

      + z.B: Annas Handy, Thomas’Haus, …

II, Konjunktionen (liên từ).

   Hauptsatz (câu chính): S + V + O…

   Nebensatz (câu phụ): S + O + … + V

   1, Weil.

     – Có thể đứng ở mệnh đề trước hoặc mệnh đề sau.

     – Có dấu phẩy giữa 2 mệnh đề.

     – Đi với Nebensatz.

Form: S + V + O, weil + S + O + V.

Weil + S + O+ V, V + S + O.

     – Chú ý: Động từ khuyết thiếu, trợ động từ trong thì Perfeck ở trong câu có liên từ “weil” thì được chuyển về cuối câu.

   2, Dass.

     – Là loại câu phụ miêu tả 1 hành động hay 1 sự việc mang ý nghĩa bổ sung thông tin cho mệnh đề chính.

Form: S + V, dass + S + O + … + V.

     – Các động từ thường gặp: wissen, sagen, erklären, denken, glauben, meinen (hiểu), hören, finden, wünschen, erwarten, hoffen, vermuten, …

     – Các cụm từ thường gặp: es freut mich, es ist wichtig, es ist notwendig, es ist sicher, es tut mir leid, ich finde es gut, ich mag es, ich möchte, …

   3, Wenn: Khi mà, (nếu).

     – Có thể đứng ở mệnh đề trước hoặc mệnh đề sau.

     – Có dấu phẩy giữa 2 mệnh đề.

     – Đi với Nebensatz.

Form: S + V + O, wenn + S + O +V.

Wenn + S + O + V, V + S + O.

   4, Obwohl: Mặc dù.

     – Đi với câu Nebensatz.

Form: Obwohl + S + O + V, V + S + O.

   5, Deshalb: Vì vậy.

     – Đi với câu hauptsatz.

Form: S + O + V, deshalb + V + S + O.

   6, Trotzdem: Mặc dù vậy.

     – Đi với câu hauptsatz.

Form: S + O + V, trotzdem + V + S + O.

   7, Als: Khi.

     – Chỉ sử dụng ở thì quá khứ và cho hành động chỉ diễn ra 1 lần.

     – Đi với câu phụ và nó có thể nằm ở được cả mệnh đề trước hoặc mệnh đề sau.

Form: S + V + O, als + S + O + V.

Als + S + O+ V, V + S + O.

III, Modalverben im Präteritum ( động từ khuyết thiếu ở quá khứ).

   – Diễn tả hành động trong quá khứ.

   – Mögen và möchten ở Präteritum được chia giống nhau.

   – Bỏ Umlaut, bỏ đuôi đi rồi thêm đuôi “te”.

   – Động từ chính giữ nguyên ở dạng Infinitiv (nguyên thể).

 müssenkönnendürfensollenwollenchten/mögen
ich/er/sie /esmusstekonntedurftesolltewolltemochte
Dumusstestkonntestdurftestsolltestwolltestmochtest
Ihrmusstetkonntetdurftetsolltetwolltetmochtet
Sie/sie(p.l)/ wirmusstenkonntendurftensolltenwolltenmochten

IV, Vergleichssatz (câu so sánh).

   1, Gleichheit (so sánh bằng).

Form: (nicht) so/genauso/ebenso + adj + wie.

     – So sánh chủ ngữ:

Form: S1 + V + So/Genauso/Ebenso + Adj + Wie + S2.

     – So sánh Akk:

Form: S1 + V + Akk1 + So/Genauso/Ebenso + Adj + Wie + Akk2.

     – So sánh Dativ:

Form: S1 + V + Dativ1 + So/Genauso/Ebenso + Adj + Wie + Dativ2.

   2, Komparativ ( so sánh hơn).

Form: Adj + er + Als.

     – So sánh chủ ngữ:

Form: S1 + V + Adj + er + Als + S2.

     – So sánh Akk:

Form: S + V +Akk1 + Adj + er + Als + Akk2.

     – So sánh Dativ:

Form: S + V + Dativ1 + Adj + er + Als + Dativ2.

     – Chú ý:

       + Tuy nhiên không phải tính từ nào chúng ta cũng sẽ thêm đuôi “er”.

       + Những từ có 1 âm tiết thì thêm Umlaut rồi thêm đuôi “er”.

       + Tính từ có đuôi “er, el” thì sẽ bỏ “e” đi rồi thêm đuôi “er”: teurer, dunkler,…

     – Một số tính từ đặc biệt:

   3, Superlativ (so sánh hơn nhất).

Form: am + adj + “sten”.

     – Chú ý: Những tính từ tận cùng bởi d, t, s, ß, x, z, s, sch ta phải thêm “e” vào trước rồi mới thêm đuôi “sten”.

V, Reflexive Verben (động từ phản thân).

   – Động từ phản thân: chủ ngữ và tân ngữ là 1, chủ ngữ gây ra hành động tác động lên bản thân chủ ngữ.

   – Đại từ phản thân được kí hiệu là “sich” được biến đổi qua Akk và Dativ:

 AkkDativ
ichmichmir
dudichdir
er/sie/essichsich
wirunsuns
ihreucheuch
Sie/sie(p.l)sichsich

   – Để xác định cách các đại từ phản thân ở Akk hay Dativ, ta cần chú ý quan sát xem trong câu có bao nhiêu tân ngữ:

     + Nếu trong câu chưa có tân ngữ thì đại từ phản thân sẽ ở cách Akk.

     + Nếu trong câu đã có tân ngữ thì đại từ phản thân sẽ ở cách Dativ (và tân ngữ còn lại sẽ ở cách Akk).

Form: S + V + sich + O

S + MV + sich + O + V

W-Frage + V + S + sich + O?

V + S + sich + O?

VI, Konjunktiv 2 (thể giả định).

   1, Konjunktiv 2 mit Modalverben.

 könnenmüssendürfensollenwollenmöchten
ichkönntemüsstedürftesolltewolltemöchte
dukönntestmüsstestdürftestsolltestwolltestmöchtest
er/sie/eskönntemüsstedürftesolltewolltemöchte
wirkönntenmüsstendürftensolltenwolltenmöchten
ihrkönntetmüsstetdürftetsolltetwolltetmöchtet
sie/sie(p.l)könntenmüsstendürftensolltenwolltenmöchten

   2, Konjunktiv 2 mit “sein” và “haben”.

 ich/ er/ sie/ esduihrSie/ sie(p.l)/ wir
seinwärewärstwärtwären
habenhättehättesthättethätten

   3, Konjunktiv 2 mit “werden”.

     – Với những động từ còn lại (Không phải MV, sein, haben) thì chúng ta sẽ mượn würden + V (nguyên thể- Infinitiv).

 ich/ er/ sie/ esduihrSie/ sie(p.l)/ wir
werdenwürdewürdestwürdetwürden

VII, Verben mit Präpositionen (động từ đi với giới từ).

   – Nếu hỏi về người: Giới từ + wer ( chia theo Akk hoặc Dativ), không viết liền.

      z.B: Mit wem gehen Sie ins Kino?

   – Nếu hỏi về vật: Wo + giới từ, viết liền.

      z.B: Worauf wartest du?

   – Chú ý: Nếu giới từ bắt đầu bằng nguyên âm thì Wo + “r” + giới từ.

      z.B: Worauf, woran,…

   – da + “r” + giới từ: chỉ dùng cho vậy.

VIII, Relativsatz (câu mệnh đề quan hệ).

   – Mệnh đề quan hệ (Relativsätze) là mệnh đề được hình thành bằng cách rút gọn 2 mệnh đề chính mà có chung 1 danh từ.

   – Relativpronomen:

 DerDieDasDie (p.l)
Nominativderdiedasdie
Akkusativdendiedasdie
Dativdemderdemdenen

   – Mệnh đề quan hệ là Nebensatz, ngăn cách với mệnh đề chính bằng dấu phẩy.

   – Mệnh đề quan hệ có thể nằm sau mệnh đề chính.

Form: Hauptsatz, Relativpronomen + … + V.

   – Mệnh đề quan hệ có thể nằm giữa mệnh đề chính.

Form: Nomen, Relativpronomen + … + V, V + …

   – Mệnh đề quan hệ thường đứng ngay phía sau danh từ mà nó thay thế.

   – Tuy nhiên:

     + Động từ tách:

     + Modalverben: Ich möchte meine Freundin besuchen, die in Paris wohnt.

     + Perfeckt: Ich habe meine Freundin besucht, die in paris wohnt.

   – Relativpronomen mit Nominativ:

     z.B: Ich kaufe ein Auto, das zu teuer ist.

   – Relativpronomen mit Akk:

     z.B: Ich kaufe ein Auto, das ich sehr gut finde.

   – Relativpronomen mit Dativ:

     z.B: Ich lieber die Frau, der ich geholfen habe.

   – Relativpronomen mit Präposition:

     z.B: Die Frau, mit der ich gesprochen habe, ist sehr nett.

IX, Indirekte Frage (câu hỏi gián tiếp).

   – Trong tiếng đức, câu hỏi gián tiếp được sử dụng khi chúng ta muốn hỏi 1 cách lịch sự hơn hoặc trần thuật lại lời nói.

   – Về cấu trúc: câu hỏi gián tiếp trong tiếng đức được xd thành mệnh đề phụ (Nebensatz).

   – Câu hỏi gián tiếp gồm có 2 phần:

     + Phần 1: Mệnh đề chính là phần đầu tiên của câu hỏi gián tiếp.

     + Phần 2: Mệnh đề phụ bắt đầu với “ob” hoặc từ để hỏi “ W-frage”.

       . Động từ sẽ được chia và đứng ở cuối câu hỏi gián tiếp.

       . Mệnh đề chính và mệnh đề phụ phụ thuộc ngăn cách bởi dấu “,”.

   – Một vài mệnh đề chính hay sử dụng:

     + Kannst du mir sagen,… ?

     + Ich möchte wissen,… .

     + Ich weiß nicht,… .

     + Weißt du, … ?

     + Ich verstehe nicht,… .

     + Darf ich fragen,… ?

     + Ich habe eine Frage,… .

     + Ich habe keine Ahnung,… .

   Chú ý: Câu hỏi gián tiếp (mệnh đề phụ thuộc) sẽ không có dấu chấm hỏi phía sau. Dấu chấm hỏi trong câu sẽ phụ thuộc vào mệnh đề chính.

   – Câu hỏi gián tiếp với W-Frage thì câu hỏi bắt đầu với từ để hỏi “W”.

      z.B: Ich habe eine Frage, wann der Film beginnt.

   – Câu hỏi gián tiếp với Ja/nein- Frage thì câu hỏi bắt đầu với “ob”.

      z.B: Ich habe eine Frage, ob ich mit dir lernen kann.

Bài viết liên quan