Cơ sở lý luận về giải pháp Maketing và kế hoạch du lịch Hà Giang

CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ GIẢI PHÁP MARKETING- MIX THU HÚT KHÁCH DU LỊCH NỘI ĐỊA TRONG KINH DOANH DU LỊCH

1 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN

1.1. DU LỊCH VÀ KHÁCH DU LỊCH

Khái niệm  về du lịch:

 Là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác

 Khái niệm về khách du lịch :

Là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc để nhận thu nhập ở nơi đến. Theo đó,khách du lịch bao gồm: khách du lịch nội địa, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài.Cụ thể, các loại khách du lịch này được định nghĩa như sau:

Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú ở Việt Nam đi du lịch trong lãnh thổ Việt Nam.

Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam làngười nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch.

Khách du lịch ra nước ngoài là công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú ở Việt Nam đi du lịch nước ngoài.

1.2. KINH DOANH DU LỊCH VÀ SẢN PHẢM DU LỊCH
 Khái niệm  kinh doanh du lịch :

là hoạt động kinh doanh liên quan đến việc cung cấp các sản phẩm du lịch và hỗ trợ cho người dùng trong việc tìm kiếm, đặt vé, đặt chỗ, và trải nghiệm các điểm đến du lịch. Các dịch vụ trong ngành kinh doanh du lịch có thể bao gồm đặt phòng khách sạn, vé máy bay, tour du lịch, và các hoạt động giải trí khác.

  • Khái niệm về sản phẩm du lịch :

Là một vật phẩm hữu hình. Ví dụ, một chỗ ngồi thoải mái trên máy bay hoặc đồ ăn được phục vụ trong nhà hàng.

Hơn nữa, sản phẩm du lịch cũng có thể là một vật phẩm vô hình, ví dụ, chất lượng dịch vụ do hãng tàu cung cấp hoặc danh lam thắng cảnh tại một khu nghỉ dưỡng trên đồi.

 Nhìn  chung, trong hầu hết các trường hợp, sản phẩm du lịch là tổng hợp của cả vật phẩm hữu hình và vật phẩm vô hình. Sự kết hợp của các thành phần khác nhau này dẫn đến việc mang lại cho khách du lịch trải nghiệm du lịch tổng thể và sự hài lòng.

  1.3. MARKETING DU LỊCH :

  • Khái niệm về marketing du lịch :

   Là các hoạt động quảng cáo hay tiếp thị sản phẩm du lịch mà còn bao gồm rất nhiều hoạt động khác nhau. Các hoạt động có thể kể đến như: điều hành tour du lịch, tập trung vào phân khúc khách hàng cụ thể, nhằm đáp ứng nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Từ đó gia tăng sự hài lòng của khách hàng.

Theo tổ chức Du Lịch Thế Giới: “Marketing Du Lịch là một triết lý quản trị, trong đó doanh nghiệp du lịch cần thực hiện các hoạt động nghiên cứu, dự đoán và lựa chọn sản phẩm du lịch phù hợp với mong muốn, nhu cầu của du khách. Các hoạt động marketing du lịch nhằm đem lại giá trị và trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.”


 Chú ý màu chữ và định dạng

CHƯƠNG II: ĐỀ XUẤT CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH: HÀ NỘI- HÀ GIANG- HÀ NỘI (3 ngày 2 đêm)

2.1 LỊCH TRÌNH CỦA CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH

  • Hà Giang

Hà Giang là một tỉnh của Việt Nam nằm ở vùng đầu phía Bắc, giáp với Lào Cai và Cao Bằng.Và từ Hà Nội lên Hà Giang 290 km đi mất 5 giờ 54 phút.  Nơi đây có tổng diện tích hơn 15.000 km2. Là một tỉnh vùng núi, Hà Giang sở hữu địa hình vô cùng hiểm trở với nhiều núi non trùng điệp có độ cao dao động từ 800m đến 1200m so với mực nước biển. Đặc biệt, nơi đây cũng là vùng tập trung nhiều ngọn núi cao nhất nhì cả nước.Hiện nay, tỉnh Hà Giang đang có 01 thành phố, 10 huyện, 5 phường, 13 thị trấn và 117 xã với tổng số dân là khoảng 1 triệu người. Người dân tại Hà Giang đa phần là các dân tộc thiểu số như người Tày, Mông, người Dao, Nùng, Lá Chí, Lô Lô,… Mỗi dân tộc mang những nét đẹp văn hóa riêng, vô cùng độc đáo.Thời tiết tại Hà Giang có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa diễn ra từ tháng 5 cho đến tháng 9. Mùa khô diễn ra từ tháng 10 cho đến tháng 4 với nhiệt độ thường rất thấp và có thể xuất hiện tuyết tại một số vùng. Nhiệt độ trung bình tại khu du lịch Hà Giang là khoảng 20-25 độ C vào mùa xuân, mùa thu, và vào mùa đông là khoảng 15-20 độC.Khu du lịch Hà Giang sở hữu một vẻ đẹp rất riêng, rất ấn tượng khó nơi nào sánh được. Vì thế, nơi đây luôn là địa điểm du lịch, khám phá hàng đầu của vùng Đông Bắc – Việt Nam. Bởi Hà Giang không chỉ đẹp ở quang cảnh thiên nhiên núi non hùng vĩ. Mỗi mùa một sắc hoa. Mà còn hội tụ nền văn hóa đa dạng, bản sắc dân tộc thu hút. Kèm theo đó là các cung đường đèo uốn lượn quanh co theo sườn núi khiến nhiều người muốn chinh phục. 

Hà Giang được thiên nhiên ưu đãi với nền văn hoá lâu đời thuộc niên đại đồ đồng Đông Sơn, có các di tích người tiền sử ở Bắc Mê, Mèo Vạc. Đây cũng là tỉnh có nhiều đồng bào dân tộc thuộc vùng Đông Bắc sinh sống, với 22 dân tộc có nhiều phong tục tập quán, văn hoá truyền thống và những lễ hội rất sinh động đã làm Hà Giang trở thành nơi hấp dẫn du khách đến tham quan. Bên cạnh đó, Hà Giang có cảnh quan môi trường độc đáo của một tỉnh miền núi với những dãy núi cao đá tai mèo ở phía bắc và những cánh rừng bạt ngàn ở phía Nam. Năm 2010 Công viên địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn được UNESCO công nhận là thành viên của mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu; Tháng 9 năm 2012, Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì đã được công nhận là Di tích quốc gia Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì.

Với mạng lưới sông suối luồn lách qua những đồi núi thấp hình thành những hồ lớn vào mùa mưa tạo ra những điểm du lịch hấp dẫn như hồ Noong. Do có nhiều núi đá vôi nên trong tỉnh có nhiều suối nước nóng là những địa điểm du lịch lý tưởng. Hà Giang có nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh ít nơi có được như: Suối Tiên, cổng Trời, thác nước Quảng Ngần, khu Nậm Má, khu chum vàng, chum bạc và di tích nhà họ Vương…Đặc biệt là Công viên địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn và Ruộng bậc thang Hoàng Su Phí

Một thế mạnh khác của Hà Giang là việc khai thác du lịch quá cảnh sang tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), quan hệ du lịch và thương mại hai chiều nếu được mở ra sẽ góp phần đáng kể và sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

Khí hậu:

Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa và là miền núi cao, khí hậu Hà Giang về cơ bản mang những đặc điểm của vùng núi Việt Bắc – Hoàng Liên Sơn, song cũng có những đặc điểm riêng, mát và lạnh hơn các tỉnh miền Đông Bắc, nhưng ấm hơn các tỉnh miền Tây Bắc.

Khí hậu tỉnh Hà Giang mang nét đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa kết hợp với khí hậu á nhiệt đới vùng núi cao, có mùa đông lạnh kéo dài, lạnh nhất từ tháng XII đến tháng I năm sau. Mùa hè nóng, mưa nhiều, nóng nhất vào tháng VII và tháng VIII. – Nhiệt độ Nhiệt độ trung bình năm tại khu vực thực hiện nhiệm vụ từ 21,8oC đến 23,6oC. Nhiệt độ tại khu vực thành phố Hà Giang và huyện Bắc Quang thường cao hơn khu vực huyện Bắc Mê và Hoàng Su Phì khoảng 1oC đến 2oC. Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất vào tháng I từ 14,5oC đến 19,5oC, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất vào tháng VI, VII, VIII từ 25,9oC đến 35,6oC. Theo số liệu quan trắc nhiều năm, có những thời điểm về mùa đông nhiệt độ xuống rất thấp, nhất là vùng cao núi đá có khu vực xuất hiện băng, tuyết có những nơi nhiệt độ thấp nhất xuống tới -0,1oC đo được tại trạm Hoàng Su Phì ngày 27/12/1982. Nhiệt độ thấp nhất tại các trạm vào mùa đông thường nhỏ hơn 10oC. Nhiệt độ cao nhất đo được có thời điểm lên tới 41oC vào ngày 03/5/1994, nhiệt độ cao nhất ngày của các trạm ghi được khoảng 35,2oC đến 41oC. – Độ ẩm Hà Giang là một trong những vùng có độ ẩm cao ở hầu hết các mùa trong năm, độ ẩm bình quân năm là 77-88%, trong đó độ ẩm thấp nhất trung bình tháng là 71% vào tháng 3/1986 và tháng 4/2012 đo được tại trạm Hoàng Su Phì. Độ ẩm cao nhất là 99% vào tháng 10/1997. Độ ẩm cao diễn ra vào các tháng cuối mùa hạ (tháng VII và tháng VIII). – Nắng Số giờ nắng bình quân năm thời kỳ 1981-2019 cả tỉnh khoảng 1.586 giờ, trong năm số giờ nắng nhiều là năm 1981 với 2.241 giờ nắng đo được tại trạm Hà Giang và số giờ nắng ít là năm 2011 với 1.104 giờ đo được tại trạm Bắc Quang. Trong năm, tháng có giờ nắng nhiều nhất rơi vào tháng VII, tháng VIII với số giờ nắng lên tới 348,6 giờ vào tháng IX năm 2010. Tháng có số giờ nắng ít nhất là tháng I, tháng II với số giờ nắng trong tháng chỉ là 10,6 giờ vào tháng I năm 2013. – Gió Hướng gió chính ở Hà Giang phụ thuộc vào địa hình thung lũng, gió trong các thung lũng thường yếu với tốc độ trung bình khoảng 1-1,3 m/s, trong đó tháng VII, tháng VIII là tháng có tốc độ gió lớn nhất: từ 20 m/s (trạm Hoàng Su Phì) đến 35 m/s (trạm Bắc Mê). – Mưa Mùa mưa kéo dài từ tháng V đến cuối tháng IX và mùa khô bắt đầu từ tháng X đến tháng IV năm sau. Lượng mưa năm biến động rất mạnh so với yếu tố khí tượng khác, giá trị cực tiểu, cực đại của lượng mưa có thể chênh nhau từ hai đến ba lần. Xét theo không gian lượng mưa năm thời kỳ 1990-2019 thì trong khu vực dao động trong khoảng 1.200-4.600mm, trong đó tâm mưa lớn nhất là khu vực Bắc Quang, theo kết quả quan trắc lượng mưa tại trạm Bắc Quang thì với lượng mưa năm trung bình thời kỳ 1961-2019 khoảng 4.551mm, là một trong những tâm mưa lớn của khu vực, vào năm 1971 lượng mưa năm lớn nhất đạt 6.366mm. Lượng mưa nhiều nhất vào tháng VI và tháng VII. Địa phương có lượng mưa lớn nhất là huyện Bắc Quang có tháng tới 1.429mm và mưa ít nhất là huyện Hoàng Su Phì, có tháng chỉ 24,2mm. Ngoài ra, tỉnh Hà Giang còn có hiện tượng mưa phùn (32 ngày/năm) nhưng ít chịu ảnh hưởng trực tiếp từ bão. Tuy nhiên, vào mùa mưa dễ gây lũ quét, lũ ống, mưa đá làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và sinh hoạt của nhân dân địa phương.

Đặc điểm địa hình

Do cấu tạo địa hình khá phức tạp, thiên nhiên tạo ra và ưu đãi cho Hà Giang một nguồn tiềm năng to lớn về khí hậu, đất đai, tài nguyên và khoáng sản,… Từ những đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng, địa hình Hà Giang được chia thành ba vùng với những điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội khác biệt, mỗi vùng có tiềm năng và thế mạnh riêng đó là:

– Vùng I: Là vùng cao núi đá phía Bắc gồm 4 huyện: Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh và Quản Bạ. Diện tích toàn vùng là 2.352,7 km², dân số trên 20 vạn người chiếm xấp xỉ 34,3% dân số toàn tỉnh. Do điều kiện khí hậu rét đậm về mùa đông, mát mẻ về mùa hè nên rất thích hợp với việc phát triển các loại cây ôn đới như cây dược liệu thảo quả, đỗ trọng; Cây ăn quả như mận, đào, lê, táo… Cây lương thực chính ở vùng này là cây ngô. Chăn nuôi chủ yếu là bò, dê, ngựa và nuôi ong. Những giống gia súc trên đây là giống riêng của vùng ôn đới, có đặc điểm to hơn và chịu được rét đến cả độ âm. Đàn ong ở đây chủ yếu chỉ phát triển vụ hè – thu với 2 loại hoa chính là hoa ngô và hoa bạc hà. Mật ong hoa bạc hà là  thứ mật ong đặc biệt có giá trị trong việc chữa bệnh và bồi dưỡng sức khoẻ.

– Vùng II: Là vùng cao núi đất phía tây gồm các huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần. Diện tích tự nhiên 1.211,3 km², dân số chiếm 15,9%. Điều kiện tự nhiên vùng này thích hợp cho việc phát triển cây trẩu và cây thông lấy nhựa. Cây lương thực chính vùng này là lúa nước và ngô. Chăn nuôi chủ yếu là trâu, ngựa, dê và các loại gia cầm.Vùng này là vùng đất của chè Shan tuyết và chủ nhân lâu đời của nó là người Dao – Một dân tộc có kinh nghiệm trồng và chăm sóc cây chè núi lâu đời.

– Vùng III: Là vùng núi thấp gồm các huyện: Bắc Quang, Vị Xuyên, Bắc Mê, Quang Bình và thành phố Hà Giang là vùng trọng điểm kinh tế của Hà Giang. Diện tích tự nhiên 4.320,3 km², dân số chiếm 49,8%. Điều kiện tự nhiên thích hợp với các loại cây nhiệt đới, thuận lợi cho việc phát triển nghề rừng, trồng các loại cây nguyên liệu giấy như bồ đề, mỡ, thông và đây cũng là vùng tre, nứa, vầu, luồng lớn nhất trong tỉnh… Ngoài ra đây còn là vùng trồng các loại cây ăn quả có múi như cam, quýt, chanh…

Thổ nhưỡng

Thổ nhưỡng của Hà Giang rất phong phú với 9 nhóm đất chính, trong đó nhóm đất xám chiếm diện tích lớn nhất với 585.418 ha, chiếm 74,28% diện tích tự nhiên. Đây là nhóm đất rất thích hợp để trồng và phát triển các loại cây ăn quả (cam, quýt, lê, mận….), cây công nghiệp (chè, cà phê….), cây dược liệu (đỗ trọng, thảo quả, huyền sâm….). Các nhà khoa học đã xác định và phân chia các khu vực thổ nhưỡng chính của Hà Giang như sau:

– Khu vòm nâng sông Chảy, lớp thổ nhưỡng hình thành trên nền 2 nhóm đá chính là măcma axit và đá biến chất. Địa hình nơi đây được xếp vào kiểu núi khối tảng dạng vòm trên nền nguyên sinh phân cắt mạnh. Khu vực này có lượng mưa trung bình hàng năm khá lớn (3.000 mm). Với những điều kiện như vậy, đã tạo nên ở đây một lớp phủ thổ nhưỡng đa dạng, trong đó phần lớn là đất mùn màu vàng đỏ, phù hợp để phát triển những cánh rừng thuộc kiểu á nhiệt đới.

– Khu Quản Bạ – Bắc Mê, lớp thổ nhưỡng hình thành trên nền 3 nhóm đá chính là trầm tích đá hạt mịn bị biến chất, tướng đá lục hoặc  lục yếu tiếp đến là loại đá vôi hoặc sét vôi và đá lục nguyên hạt vừa và mịn. Địa hình ở đây được xếp vào kiểu núi khối tảng trên nền nguyên sinh, bị phân cắt rất mạnh. Đây cũng là khu vực có lượng mưa trung bình năm khá lớn (3.000 mm). Vì vậy, lớp phủ thổ nhưỡng ở đây đa phần là nhóm đất mùn màu vàng đỏ và mùn xám sẫm, tạo nên một thảm thực vật hết sức phong phú với những cánh rừng kiểu á nhiệt đới thường xanh.

Khu vực Đồng Văn – Mèo Vạc, lớp thổ nhưỡng hình thành trên nền đá vôi bị phân hoá mạnh, địa hình karst. Phần lớn lớp phủ thổ nhưỡng ở đây là loại đất đỏ xám hoặc vàng sẫm, với thảm thực vật chủ yếu là các loại cây thấp, mật độ thưa. Rừng ở khu vực này thường có các loại cây lấy gỗ thuộc nhóm tứ thiết như trai, nghiến…

– Khu tây bắc Vĩnh Tuy, lớp thổ nhưỡng hình thành trên cấu trúc địa chất của vòm nâng sông Chảy. Địa hình nơi đây có đặc trưng là các dải đồi, núi và gò thấp, sườn ít dốc. Khu vực này có lượng mưa lớn nhất cả nước, do vậy lớp phủ thổ nhưỡng ở đây chủ yếu là nhóm đất màu xám sẫm hơi đen, phù hợp với trồng cây ăn quả nhất là cam.

Tài nguyên khoáng sản

Căn cứ trên những cứ liệu về cấu trúc địa chất, các nhà khoa học đã dự báo rằng Hà Giang là một địa bàn có tiềm năng và triển vọng lớn về khoáng sản như sắt, mangan, chì, thiếc, antimon, vàng, đá quý…

Sắt ở dạng manhetit – hematit – sulfide đã từng thấy ở Tùng Bá – Bắc Mê. Cũng ở khu vực này còn có mỏ chì – kẽm. Ở vùng đông nam vòm nâng sông Chảy đã phát hiện các mỏ và điểm quặng mangan. Ơ Bắc Quang đã gặp các điểm quặng đồng (Cu – Ni) có nguồn gốc măcma. Ở khu vực từ Cao Bồ đến Việt Lâm có nhiều mạch quặng đa kim – vàng. Đồng thời dọc theo các bãi bồi nhất là từ chỗ gặp nhau giữa sông Lô và sông Gâm trở lên thượng nguồn là nơi có nhiều vàng sa khoáng. Ngoài ra, Hà Giang còn có một trữ lượng khá lớn các loại khoáng sản không kim loại như: Cao lanh, sét gốm, đá vôi, cát, sỏi, cát kết, đá phiến, laterit, granit, gabro, ryolit… và có cả than, trong đó quan trọng hơn cả là vỉa than Phó Bảng.

Tài nguyên rừng

Là một tỉnh vùng núi cao, núi đồi chiếm hơn 3/4 diện tích, môi trường thuận lợi cho thực vật tự nhiên cũng như rừng trồng phát triển. Rừng là thế mạnh kinh tế chủ yếu của Hà Giang và còn có ý nghĩa lớn vào khoa học và bảo vệ môi trường. Do đặc điểm địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu, rừng Hà Giang khá phong phú và được coi là một trong những khu vực đặc trưng của kiểu loại rừng á nhiệt đới, với nhiều chủng loại. Diện tích đất rừng của Hà Giang thuộc vào loại lớn của cả nước. Diện tích có rừng tính đến 31/12/2005 là 345.860 ha, đất trống quy hoạch cho lâm nghiệp 262.918 ha.

Những năm gần đây, với những chủ trương, chính sách của nhà nước, biện pháp tích cực của địa phương trong triển khai chính sách giao đất, giao rừng, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, nên hàng năm tỉnh trồng thêm được từ 3.000 – 5.000 ha rừng tập trung, do đó đưa độ che phủ đạt 42,9% vào cuối năm 2005. Điều đó không những có tác dụng chống xói mòn đất bề mặt, mà vành đai rừng phòng hộ đầu nguồn đã khống chế phần nào lũ lụt, bảo vệ môi trường sinh thấy. Rừng còn cung cấp nguồn nguyên liệu quan trọng cho công nghiệp giấy, vật tư xây dựng…

Người ta đã từng phát hiện ở rừng Hà Giang có nhiều loại động vật quý hiếm như: hổ, báo gấm, vọc má trắng, gấu ngựa, lợn rừng, khỉ, hoẵng,… Riêng khu vực Tây Côn Lĩnh đã thống kê được 47 loài thú, 140 loài chim thuộc 25 bộ, 75 họ. Rừng xã Phong Quang (Vị Xuyên) được xếp vào hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên điển hình của hệ rừng núi đá vùng Đông Bắc Việt Nam, với hệ động thực vật rừng phong phú và có giá trị kinh tế cao.

Tài nguyên thủy sản

Tuy là một tỉnh miền núi không có thế mạnh về thủy sản nhưng ở khu vực Hà Giang lại có thể tìm thấy những loài thủy sản quý, hiếm, có giá trị đặc biệt. Trên lưu vực sông Gâm có thể tìm thấy các loại tôm, cua, cá chỉ có ở khu vực nguồn sông có nhiều ghềnh đá. Đặc biệt ở đây có loại cá Dầm xanh, cá Anh vũ ngon nổi tiếng, đã từng là những loại đặc sản cúng tiến cung đình. Trên sông Lô, cũng có một số loài cá, tôm theo nguồn nước sông Hồng ngược lên và được coi là đặc sản ở sông Lô như: cá chép, cá bống, cá măng, ba ba…

Phát huy nguồn lợi thủy sản, những năm gần đây, ở nhiều nơi nhân dân đã biết tận dụng mặt nước, các đầm, ao, hồ để chăn thả các loại tôm cá có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao. Một số nơi bà con nông dân còn kết hợp trồng lúa và thả cá trên những chân ruộng nước. Nhiều trang trại của họ đã phát triển theo mô hình VACR (vườn, ao, chuồng, rừng) đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt.

Vào thời Hùng Vương, mảnh đất Hà Giang đã là một trong 15 bộ của quốc gia Lạc Việt. Thời Thục Phán An Dương Vương lập nước Âu Lạc, Hà Giang thuộc bộ lạc Tây Vu.

Trong thời kỳ đô hộ của phong kiến phương Bắc kéo dài nghìn năm, khu vực Hà Giang vẫn nằm trong địa phận huyện Tây Vu thuộc quận Giao Chỉ.

Từ năm 1075 (đời nhà Lý). Miền đất Hà Giang lúc đó thuộc về châu Bình Nguyên.

Vào đầu đời Trần, khu vực Hà Giang, Tuyên Quang lúc đó gọi là châu Tuyên Quang thuộc lộ Quốc Oai. Năm 1397 đổi thành trấn Tuyên Quang.

Địa danh Hà Giang lần đầu tiên được nhắc đến trong bài minh khắc trên chuông chùa Sùng Khánh (xã Đạo Đức, Vị Xuyên), được đúc nhân dịp trùng tu chùa vào đầu thời Vua Lê Dụ Tông tức năm Ất Dậu 1707.

Năm Minh Mệnh thứ 16 (năm 1835), nhà Nguyễn bỏ châu Bảo Lạc, chia làm hai huyện: Vĩnh Điện (khoảng Bắc Mê, Yên Minh và một phần Quản Bạ ngày nay và huyện Để Định (khoảng huyện Bảo Lạc, Cao Bằng và một phần Đồng Văn, Mèo Vạc ngày nay). Lấy sông Lô phân giới để chia châu Vị Xuyên thành hai đơn vị hành chính mới: Khu vực phía hữu ngạn sông Lô được gọi là huyện Vĩnh Tuy, còn phía tả ngạn sông Lô là huyện Vị Xuyên.

Năm Thiệu Trị thứ hai (năm 1842), triều đình nhà Nguyễn chia Tuyên Quang làm ba hạt: Hà Giang, Bắc Quang, Tuyên Quang. Hạt Hà Giang có một phủ là Tương Yên với bốn huyện: Vị Xuyên, Vĩnh Tuy, Vĩnh Điện, Để Định.

Năm Thiệu Trị thứ tư (năm 1844), nhà Vua lại phê chuẩn cho các huyện châu thuộc tỉnh hạt biên giới phía Bắc, Tây Bắc, trong đó có Hà Giang, “vẫn theo như cũ đặt chức thổ quan”. Đến đời Tự Đức thì chế độ “thổ quan” bị bãi bỏ trên phạm vi cả nước.

Năm 1887, thực dân Pháp đánh chiếm Hà Giang và thay đổi chế độ cai trị bằng cách thiết lập các đạo quan binh.

Ngày 20 tháng 8 năm 1891, tỉnh Hà Giang được thành lập, bao gồm phủ Tương Yên và huyện Vĩnh Tuy (tỉnh Tuyên Quang).

Năm 1893, trong dịp cải tổ trong các quân khu, Hà Giang trở thành trung tâm của một quân khu và cùng với Tuyên Quang hợp thành Đạo quan binh thứ ba (quân khu 3), do Lagry làm Tư lệnh trưởng.

Ngày 17 tháng 9 năm 1895, Toàn quyền Đông Dương ra Quyết định số 1432 chia khu quân sự thứ ba thành ba tỉnh: Tuyên Quang, Bắc Quang và Hà Giang. Trong đó, Hà Giang bao gồm huyện Vị Xuyên (trừ tổng Phú Loan và Bằng Hành), cộng thêm các tổng Phương Độ và Tương Yên.

Ngày 28 tháng 4 năm 1904, Toàn quyền Đông Dương lại ra quyết định sáp nhập tỉnh Bắc Quang và tỉnh Hà Giang thành Đạo quan binh Hà Giang, do Mondon làm Tư lệnh trưởng. Đến thời điểm này, Đạo quan binh thứ ba Hà Giang đã được xác định ranh giới rõ ràng và tương đối ổn định.

Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, Hà Giang có 4 châu Bắc Quang, Vị Xuyên, Đồng Văn, Hoàng Su Phì và thị xã Hà Giang.

Ngày 23 tháng 3 năm 1959, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh giải tán Khu Lao – Hà – Yên, sáp nhập tỉnh Hà Giang vào Khu tự trị Việt Bắc.

Ngày 15 tháng 12 năm 1962, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 211/QĐ-CPvề việc:

  • Chia huyện Đồng Văn thành 3 huyện: Đồng Văn, Mèo Vạc và Yên Minh
  • Chia huyện Vị Xuyên thành 2 huyện: Vị Xuyên và Quản Bạ.

Ngày 1 tháng 4 năm 1965, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 49–CP về việc chia huyện Hoàng Su Phì thành 2 huyện: Hoàng Su Phì và Xín Mần.

Tháng 12 năm 1974, tỉnh Hà Tuyên được thành lập trên cơ sở hợp nhất hai tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang.

Ngày 14 tháng 5 năm 1981, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định 185/1981/QĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới một số xã thuộc các huyện Mèo Vạc, Quản Bạ, Vị Xuyên, Hoàng Xu Phì, Xín Mần.

Ngày 21 tháng 12 năm 1982, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định 179-HĐBTvề việc điều chỉnh địa giới các huyện Yên Minh, Mèo Vạc và Đồng Văn.

Ngày 18 tháng 11 năm 1983, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định 136-HĐBT về việc điều chỉnh địa giới một số huyện thuộc tỉnh Hà Tuyên:

  • Chia huyện Vị Xuyên thành 2 huyện: Vị Xuyên và Bắc Mê
  • Điều chỉnh địa giới các huyện Vị Xuyên, Xín Mần, Hoàng Su Phì, Bắc Quang.

Ngày 19 tháng 2 năm 1986, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 14-HĐBT về việc chia tách một số xã, thị trấn thuộc huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Tuyên.

Ngày 13 tháng 2 năm 1987, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định 28-HĐBT về việc chia một số xã và thành lập thị trấn của các huyện Bắc Mê, Na Hang và Yên Sơn thuộc tỉnh Hà Tuyên.

Ngày 12 tháng 8 năm 1991, tại kỳ họp thứ 9 khoá VIII, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã quyết định chia tỉnh Hà Tuyên thành hai tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang. Tỉnh Hà Giang được tái lập gồm 10 đơn vị hành chính là thị xã Hà Giang và 9 huyện, tỉnh lỵ đặt tại thị xã Hà Giang.

Ngày 29 tháng 8 năm 1994, Chính phủ ban hành Nghị định số 112/1994/NĐ-CP về việc:

  • Thành lập một số phường, xã, thị trấn thuộc thị xã Hà Giang và các huyện Vị Xuyên, Bắc Quang
  • Điều chỉnh địa giới huyện Hoàng Su Phì và huyện Xín Mần.

Ngày 29 tháng 1 năm 1997, Chính phủ ban hành Nghị định 8-CP  về việc chia tách một số xã thuộc các huyện Yên Minh, Bắc Quang và Vị Xuyên thuộc tỉnh Hà Giang.

Ngày 20 tháng 8 năm 1999, Chính phủ ban hành Nghị định 74/1999/NĐ-CP  về việc điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập thị trấn và xã thuộc các huyện Mèo Vạc, Yên Minh, Quản Bạ, Bắc Quang, Hoàng Su Phì và thị xã Hà Giang, tỉnh Hà Giang.

Ngày 1 tháng 12 năm 2003, Chính phủ ban hành Nghị định 146/2003/NĐ-CP  về việc:

  • Chia tách một số xã thuộc huyện Bắc Quang
  • Thành lập huyện Quang Bình được thành lập trên cơ sở tách một phần thuộc huyện Bắc Quang
  • Thành lập các xã thuộc huyện Hoàng Su Phì và huyện Xín Mần.

Ngày 9 tháng 8 năm 2005, Chính phủ ban hành Nghị định 104/2005/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính, thành lập phường, xã thuộc thị xã Hà Giang và huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang.

Ngày 23 tháng 6 năm 2006, Chính phủ ban hành Nghị định 64/2006/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới thị xã Hà Giang và huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.

Ngày 31 tháng 3 năm 2009, Chính phủ ban hành Nghị định số 11/NĐ-CP về việc thành lập các thị trấn huyện lỵ tại các huyện Đồng Văn, Bắc Mê và Xín Mần thuộc tỉnh Hà Giang.

Ngày 27 tháng 9 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 35/NQ-CP về việc thành lập thành phố Hà Giang thuộc tỉnh Hà Giang trên cơ sở toàn bộ thị xã Hà Giang.

Ngày 1 tháng 1 năm 2020, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 827/NQ-UBTVQH14 về việc sắp nhập một số xã thuộc các huyện Hoàng Su Phì, Xín Mần thuộc tỉnh Hà Giang:

  • Sáp nhập toàn bộ xã Bản Péo thuộc huyện Hoàng Su Phì vào xã Nậm Dịch
  • Sáp nhập toàn bộ xã Ngán Chiên thuộc huyện Xín Mần vào xã Trung Thịnh.

2.2. Xây dựng chương trình du lịch: : Hà Nội – Hà Giang – Hà Nội ( 3 ngày 2 đêm)

2.2.1. Ý tưởng:

 Với mục đích khám phá, trải nghiệm các vùng đất mới, nhu cầu được nghỉ ngơi, thư giãn sau những ngày làm việc mệt mỏi. Bên cạnh đó, nhiều khách hàng có mong muốn được kết hợp tronh hành trình của mình những điểm tham quan du lịch sinh thái để có thể tìm hiểu thêm nhiều hơn lịch sử, văn hoá cũng như tự nhiên. Từ đó, em đưa ra một ý tưởng về chương trình du lịch đó là: Hà Nội – Hà Giang – Hà Nội

Du lịch 3 ngày 2 đêm là khoảng thời gian lý tưởng để khám phá hết những địa điểm nổi tiếng tại Hà Giang . Hà Giang là tỉnh có tài nguyên đa dạng nhưng chưa được khai thác có hiệu quả. Hà Giang có điều kiện phát triển công nghiệp khai khoáng, đặc biệt là ăngtimon và cao lanh, phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến nông, lâm sản. Hà Giang có điều kiện khí hậu tốt và nhiều cảnh đẹp, suối nước nóng,… để phát triển du lịch quá cảnh. Đây là ngành then chốt trong phát triển kinh tế của tỉnh nhưng trong những năm vừa qua chưa thực sự giữ vị trí quan trọng.

2.2.2. Mục đích :

 Đáp ứng được nhu cầu của khách hàng: khám phá, trải nghiệm những vùng đất mới, những món ăn mới .

 Chuyến tour là một phần đóng góp để phát triển kinh tế của Ninh Bình giúp người dân nơi đây có thể có thêm thu nhập.

 Nâng cao ý thức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và lòng tự hào dân tộc.

Giúp mọi người biết thêm về những văn hóa dân tộc của mỗi vùng miền .

 Giúp mọi người có thể giải tỏa áp lực công việc, cuộc sống.

 Giúp mở rộng tầm mắt, mở rộng trái tim để đón lấy, cảm nhận những điều mới mẻ . Không phải cuộc sống thường ngày, môi trường quen thuộc mà bạn sống.

 Giúp mọi người thu nhặt được rất nhiều kiến thức thực tế về xã hội, chính trị, văn hóa, ẩm thực

Những điểm đến mới sẽ đem đến những điều thú vị. Những chốn xưa cũ để lại sự sâu sắc, ấn tượng khó quên. Vì vậy đừng ngần ngại xách balo lên và đi. Thế giới rộng lớn đang chờ bạn khám phá.

2.2.3. Nguyên tắc du lịch :

Tôn trọng tập quán, truyền thống, văn hoá địa phương.

 Có ý thức bảo vệ tài nguyên môi trường của điểm đến .

 Tham gia các hoạt động hỗ trợ đóng góp cho bảo tồn và phát triển cộng đồng tại khu du lịch.

 Phát triển đồng thời du lịch nội địa và du lịch quốc tế, tôn trọng và đối xử bình đẳng đối với khách du lịch.

 Đảm bảo lợi ích quốc gia, lợi ích cộng đồng, quyền và lợi ích hợp pháp của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch.

  Đảm bảo chủ quyền quốc gia, quốc phòng an ninh, trật tự, an toàn xã hội, mở rộng quan hệ đối ngoại và hội nhập quốc tế, quảng bá hình ảnh đất nước và con người Việt Nam.

2.2.4. Xác định khách hàng mục tiêu

 Khi xây dựng mỗi tuyến điểm du lịch đều cần xác định đối tượng khách hàng phù hợp. Tùy theo nhu cầu của khách về sở thích, độ tuổi, nghề nghiệp và khả năng chi trả của khách,…từ đó có thể xác định được dịch vụ cũng như sản phẩm phù hợp nhằm thỏa mãn mong muốn của Khách hàng. Hiện nay các Doanh nghiệp, công ty vừa và nhỏ rất chú trọng đến các chế đãi ngộ cho nhân viên. Ngoài những chế độ đãi ngộ như tặng thưởng những món quà vật chất thiết thực, rất nhiều các doanh nghiệp, công ty đã lựa chọn tổ chức cho nhân viên những chương trình du lịch hấp dẫn thay cho món quà tinh thần sau thời gian dài làm việc và cống hiến.

Trong chương trình này,độ tuổi khách hàng sinh viên tập chung hướng tới dao động từ 18 – 35 tuổi công việc là nhân viên văn phòng làm việc trong các doanh nghiệp,công ty vừa và nhỏ . Địa điểm sinh sống và làm việc chủ yếu tập trung trong khu vực thành phố Hà Nội. Đoàn mong muốn nhận được sự an toàn trong quá trình du lịch, hướng dẫn viên dẫn đoàn chuyên nghiệp, nhiệt tình, hài hước và tổ chức nhiều trò chơi hoạt náo trên xe. Về phương tiện di chuyển đoàn khách cần người chuyên lái xe tuyến điểm, vui tính và thân thiện. Yêu cầu về nơi nghỉ ngơi ở khách sạn dịch vụ khá tiện nghi và gần  trung tâm thành phố. Về ăn uống đoàn khách muốn được thưởng thức các đặc sản nơi đây. Việc lựa chọn đối tượng này cho chương trình du lịch là rất phù hợp. Từ tính chất công việc, chịu nhiều áp lực và mệt mỏi nên khách hàng muốn được đi du lịch, vui chơi, thư giãn xả stress. Khách hàng là những người trẻ năng động, yêu thích đi du lịch ( đặc biệt với tiêu chí Chơi hết mình- Vui hết sức), trải nghiệm nhiều hoạt động đồng đội và thưởng thức những món ăn đặc sản nơi đến. Ngoài việc vui chơi khách hàng rất quan tâm đến vấn đề tâm linh và những tín ngưỡng cầu tài lộc, danh lợi, hạnh phúc,…Với dịch vụ và chương trình xây dựng, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu mong muốn của khách hàng. Với tiêu chí mang đến cho khách hàng sản phẩm tốt giá ưu đãi nhất .Chương trình hứa hẹn sẽ mang lại sự hài lòng và thỏa mãn đến với khách hàng.

  Đối tượng khách là học sinh- sinh viên thì mục đích chuyến đi rất phong phú đa dạng. Đối với học sinh- sinh viên đi du lịch thường là do sự say mê thích thú. Tiêu chí chung cho các chuyến đi của họ thường là học mà chơi, chơi mà học. Đây là mục tiêu mà đại đa số học sinh- sinh viên hướng tới, các chuyến đi không chỉ có tham quan vui chơi mà còn kết hợp với học tập, khảo sát thực tiễn:

Mục đích chuyến đi của họ còn có thể là đi để học hỏi, trau dồi kiến thức cũng như kỹ năng làm việc ví dụ như sinh viên ngành du lịch

 Với đối tượng sinh viên, chuyến đi có thể là để thu thập tài liệu để làm tiểu luận hay đồ án hoặc có thể là những chuyến thực tập ngắn

Chuyến đi cũng sẽ là thời gian nghỉ ngơi cũng như thư giãn sau các giơ học căng thẳng.

    Kết thúc chương trình du lịch

Sau khi thực hiện chương trình du lịch trên cơ sở các chứng từ thu, phòng kế hoạch tài chính sẽ hạch toán chuyến đi. Phòng tài chính kế toán theo dõi các chứng từ thu từ khách hàng, theo dõi lượng tiền mặt đã trả, phải trả và khoản phải thu. Doanh thu của chuyến du lịch chủ yếu thông qua số tiền mà khách hàng trả. Tập hợp các hóa đơn chi trong chương trình du lịch như hóa đơn về cơ sở lưu trú, vận chuyển, vé tham quan…chi cho hướng dẫn viên (tạm ứng) hoặc tiền công của hướng dẫn viên (nếu thuê ngoài). Ở đây cần chú ý về cách ghi hóa đơn giá trị gia tăng để thuận tiện cho việc khấu trừ thuế và không để thiệt cho công ty. Chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng, chi phí khác lần lượt được phân bổ trong kỳ. Lãi gộp của chuyến du lịch là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí của chuyến đi đó. Cuối kỳ kế toán sẽ phân bổ các chi phí quản lý, bán hàng… để tính lãi lỗ trong kỳ. Phòng kế toán tài chính theo dõi các hóa đơn phải thu để đến hạn phải thu sẽ yêu cầu khách hàng phải trả, các hóa đơn đến hạn phải trả thì phải chuẩn bị tiền để thanh toán cho nhà cung cấp.

2.2.5. Xây dựng tuyến hành trình cơ bản.

 Từ Hà Nội đến Hà Giang bằng xe máy, ô tô riêng:

Xe máy, ô tô riêng là phương tiện được các bạn trẻ cũng như rất nhiều những du khách yêu thích và lựa chọn cho chuyến du lịch của mình vì khi di chuyển bằng xe máy, ô tô riêng bạn sẽ được chủ động về thời gian, quãng đường và cũng tiết kiệm chi phí hơn. Không chỉ thuận tiện mà chuyến du lịch bằng ô tô, xe máy riêng còn đem đến cho bạn những trải nghiệm, khám phá thú vị và đáng nhớ trên đường đi, bạn có thể dừng lại ở bất cứ đâu mà bạn thích và muốn để ngắm cảnh, chụp và quay lại những khoảnh khắc đẹp trên đường đi. Sẽ có 2 cung đường đi

Cung đường 1 :Từ trung tâm Hà Nội, bạn đi vào đại lộ Thăng Long khoảng 27km thì rẽ vào QL21, sau đó đi thêm 20km nữa rồi rẽ vào QL 32 – lên cầu Trung Hà – vào thị xã Phú Thọ – đi quốc lộ 2 – vào thành phố Tuyên Quang – đến thị trấn Việt Quang – Hà Giang.

Cung đường 2 : Bạn sẽ đi qua QL2, khoảng 290km. Từ trung tâm thành phố Hà Nội, bạn đi theo hướng cầu Nhật Tân để qua Võ Chí Công, Vĩnh Ngọc, rồi vào Võ Nguyên Giáp. Đi khoảng 15km trên đường Võ Nguyên Giáp thì bạn rẽ phải để vào QL 2A rồi tiếp tục đi cho đến thị xã Phúc Yên. Đến thành phố Vĩnh Yên thì rẽ trái vào QL 2C, đến thành phố Tuyên Quang, vào thị trấn Việt Quang là sẽ đến Hà Giang.

Còn để đi từ Hà Nội đến Hà Giang bằng ô tô thì đường cao tốc Hà Nội Hà Giang là tuyến đường nhanh và dễ đi nhất, với đoạn đường này bạn sẽ mất khoảng 5 giờ 54 phút để đi bằng ô tô từ Hà Nội đến Hà giang.

2.2.6. Lịch trình chi tiết :

NGÀY 01: HÀ NỘI – HÀ GIANG – QUẢN BẠ – YÊN MINH (ĂN TRƯA, TỐI)

06h00 – 06h30: Xe ô tô và hướng dẫn viên đón Quý khách tại điểm hẹn trong khu vực Phố Cổ và Nhà hát lớn khởi hành cho chuyến đi du lịch Hà Giang. Buổi sáng, xe sẽ dừng lại cho Quý khách nghỉ ngơi và tự do ăn sáng tại nhà hàng khu vực Ngã 3 Kim Anh (đầu cao tốc) hoặc điểm dừng nghỉ trên cao tốc

Lưu ý: Xe có thể đón Quý khách tại Ngã 3 Kim Anh (đầu cao tốc Hà Nội – Lào Cai, cách sân bay Nội Bài 03km, gần khu vực các khách sạn ở Nội Bài vào khoảng 07h30 sáng). Do đó nếu khách hàng có chuyến bay ra Nội Bài muộn từ ngày hôm trước có thể book phòng khách sạn gần sân bay để tiết kiệm thời gian nghỉ ngơi và tiết kiệm chi phí taxi về phố Cổ; Trường hợp Quý khách bay sớm và có mặt tại sảnh sân bay trước 07h30 sáng ngày khởi hành, chúng tôi sẽ hỗ trợ đón tại sảnh sân bay với chi phí 50.000đ/nhóm khách.

11h00: Quý khách ăn trưa tại thị trấn Tân Yên (Hàm Yên, Tuyên Quang)

14h00: Dừng chân ghé thăm Đền Đôi Cô Cầu Má linh thiêng nằm ngay bên bờ Sông Lô. Đây là một trong những ngôi đền linh thiêng bậc nhất của vùng Đông Bắc.

15h00: Đến thành phố Hà Giang, chụp hình kỷ niệm tại Km0 của Hà Giang. Điểm giao nhau của QL2, QL34 và QL4C hay còn gọi là Con đường hạnh phúc.

16h30: Dừng chân tại điểm dừng chân Cổng Trời Quản Bạ chụp hình Núi đôi Cô Tiên hay còn gọi là Núi đôi Quản Bạ và toàn cảnh thị trấn Tam Sơn từ trên cao.

17h30: Đến Yên Minh, Quý khách nhận phòng nghỉ ngơi.

18h30: Ăn tối. Buổi tối tự do. Nghỉ đêm tại Yên Minh.

NGÀY 02: YÊN MINH – LŨNG CÚ – MÃ PÌ LÈNG – ĐỒNG VĂN (ĂN SÁNG, TRƯA, TỐI)

06h00: Ăn sáng và khởi hành đi chiêm ngưỡng những cảnh đẹp hùng vĩ của Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn. Dọc đường đi Quý khách dừng ghé thăm:

Phố Cáo với những ngôi nhà đặc trưng của người H’mông bởi những hàng rào đá cung quanh nhà.

Thăm bản Sủng Là thăm ngôi nhà Cổ của người H’mông với tường trình bằng đất – nơi đã được sử dụng làm bối cảnh để quay bộ phim nhựa “Chuyện của Pao” năm 2006 của đạo diễn Ngô Quang Hải được chuyển thể từ truyện ngắn “Tiếng đàn môi sau bờ rào đá” của nhà văn Đỗ Bích Thủy đã giành được 4 giải Cánh diều vàng. Quý khách dừng chân nghỉ ngơi và chụp hình hoa tam giác mạch gần dốc chín khoanh.

Thăm bản Lô Lô Chải tìm hiểu văn hóa và đời sống của người Lô Lô tại điểm cực bắc trên bản đồ Việt Nam.

Thăm Cột Cờ Lũng Cũ – nơi địa đầu Tổ quốc, điểm có vĩ độ cao nhất trên bản đồ của Việt Nam.

12h00: Quay lại thị trấn Đồng Văn ăn trưa. Sau bữa trưa, Quý khách tiếp tục:

Chinh phục đèo Mã Pì Lèng trên đường đi Mèo Vạc, cũng là đoạn đẹp nhất trên con đường mang tên “Đường Hạnh phúc”. Chụp hình với vẻ đẹp hùng vĩ của hẻm vực Mã Pì Lèng sâu 800m – nơi địa hình bị chia cắt sâu nhất của Việt Nam.

Du thuyền trên Sông Nho Quế: Lên thuyền xuôi dòng Nho Quế đến với Hẻm Tu sản, là hẻm vực sâu nhất của Việt Nam nằm trên dòng sông Nho Quế. Dòng Nho Quế chảy vào Việt Nam từ địa phận thôn Xéo Lủng, xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn đi qua Hẻm núi Tu Sản chạy men theo chân đèo Mã Pì Lèng (chưa bao gồm chi phí đi thuyền sông Nho Quế + xe ô tô đưa đón: 200k/khách).

17h00: Về lại thị trấn Đồng Văn, nhận phòng khách sạn nghỉ ngơi.

18h30: Ăn tối tại nhà hàng. Buổi tối Quý khách tự do khám phá Phố Cổ Đồng Văn, địa danh đã tồn tại cùng với thời gian gần một thế kỷ và ngồi nhâm nhi thưởng thức một ly cà phê tại quán Cafe phố Cổ (phí tự túc). Nghỉ đêm tại thị trấn Đồng Văn.

NGÀY 03: ĐỒNG VĂN – NHÀ VƯƠNG – HÀ GIANG – HÀ NỘI (ĂN SÁNG, TRƯA)

Sáng: Quý khách dậy để chứng kiến cảnh bà con nhiều thành phần dân tộc náo nức từ các nèo đường tập trung về với chợ phiên Đồng Văn để tham gia phiên họp chợ diễn ra vào sáng chủ nhật hàng tuần.

07h00: Ăn sáng và lên xe về Hà Nội. Trên đường ghé thăm Dinh Vua Mèo – Vương Chính Đức nằm trong một thung lũng của xã Sà Phìn, đây là dòng họ giàu có và quyền uy nhất Châu Đồng Văn vào đầu thế kỷ 20. Chụp hình bãi đá Mặt Trăng Sà Phìn với các phiến đá lởm chởm và xù xì, bề mặt góc cạnh và sắc nhọn, trải dài trên mặt đất, màu xám ôm trọn theo sườn núi, bao quanh những nếp nhà và kéo dài lên trên những ngọn đồi. Đá che khuất mặt đất khiến cây cỏ muốn mọc lên phải chen qua các khe hở, tạo nên một khung cảnh vô cùng hoang sơ, ấn tượng.

12h00: Đoàn ăn trưa tại thành phố Hà Giang. Sau bữa trưa tiếp tục lên xe về Hà Nội.

19h30: Về đến Hà Nội, kết thúc chương trình. Hẹn gặp lại Quý khách.

2.2.7 Tính giá tour:

GIÁ TOUR TRỌN GÓI: VNĐ/ 01 KHÁCH

Ngày khởi hànhGiá trọn góiKhách sạn
Các ngày trong tuần2.350.000đ KS 1 sao
2.490.000đKS 2 sao
2.690.000đKS 2 + 3 sao
2.950.000đ

KS 3 sao

GIÁ TOUR HÀ GIANG BAO GỒM:

Xe ô tô 16c hoặc 29c đời mới đưa đón suốt hành trình.

02 đêm khách sạn theo các option đăng ký, ngủ 02 người/phòng (trường hợp lẻ ghép ngủ 3)

05 bữa ăn chính theo chương trình (3-4 món chính, 02 món rau, cơm, canh)

02 bữa sáng tại nhà hàng với thực đơn bún, phở, bánh cuốn hoặc bún chả tùy ngày.

HDV kinh nghiệm, nhiệt tình suốt hành trình.

Vé thắng cảnh vào cửa một lần tại các điểm tham quan.

Bảo hiểm du lịch suốt tuyến, mức cao nhất 20.000.000đ/ người/ trường hợp

Nước uống 01 chai/người/ngày.

GIÁ TOUR HÀ GIANG KHÔNG BAO GỒM:

Hóa đơn thuế GTGT

Phụ thu 250.000đ/khách mang quốc tịch nước ngoài (chi phí thủ tục tại Hà Giang theo quy định)

Xe điện hoặc xe ôm tại Cột cờ Lũng Cú (nếu không muốn đi bộ)

Đồ uống trong các bữa ăn, trong khách sạn và các chi phí cá nhân khác

Các dịch vụ và chi phí khác không đề cập đến trong chương trình

Tiền típ cho lái xe và hướng dẫn viên:

Trong trường hợp du khách thấy hài lòng với sự phục vụ của lái xe và hướng dẫn viên có thể tùy tâm thưởng tip cho lái xe và hướng dẫn viên. Số tiền tip này là hoàn toàn không bắt buộc nhưng theo thông lệ tối thiểu từ 50.000đ/khách/ngày

LƯU Ý

Quý khách phải mang theo: giấy tờ tùy thân hợp pháp (CMTND hoặc Passport)

Quý khách nên mang theo: thuốc chống côn trùng, thuốc cảm sốt thông thường hoặc các thuốc đã được kê đơn riêng theo chỉ định của bác sỹ.

Quý khách là người ăn chay vui lòng mang thêm đồ ăn chay theo để đảm bảo khẩu vị của mình

 Bất cứ dịch vụ nào trong tour nếu Quý khách không sử dụng cũng không được hoàn lại

Hướng dẫn viên có quyền sắp xếp lại thứ tự các điểm thăm quan cho phù hợp điều kiện từng ngày khởi hành cụ thể nhưng vẫn đảm bảo tất cả các điểm thăm quan trong chương trình.

Trường hợp ngày khởi hành có từ 6 khách trở xuống, lái xe có thể kiêm hướng dẫn viên. Đây là những lái xe có nhiều kinh nghiệm, am hiểu tuyến điểm và văn hóa địa phương.

Là tour miền núi, thường đi xe nhỏ nên đề nghị Quý khách không mang hành lý cồng kềnh, quá khổ và không mang nhiều hành lý. Nên mang balo thay vì mang những vali cứng.

 Có những option ngủ tại homestay để tăng tính trải nghiệm với tour miền núi. Đề nghị Quý khách nên mang theo những vật dụng cá nhân để dùng khi ở Homestay (nếu thấy cần thiết).

Khi kết thúc tour, chúng tôi sẽ trả khách tại một điểm duy nhất là Nhà hát lớn Hà Nội. Quý khách vui lòng tự bắt taxi về khách sạn hoặc nơi ở của mình.

LƯU Ý CHUNG VỀ DỊCH VỤ KHÁCH SẠN ĐỊA PHƯƠNG: 

Với các tuyến miền núi, chúng tôi quy ước phân hạng khách sạn như sau. Sự phân hạng chỉ mang tính chất tương đối để phân loại dịch vụ.

Homestay: được hiểu là nhà dân mà thông thường là nhà sàn, có nơi sẽ ngủ tập thể, có nơi sẽ bố trí ngăn thành các không gian riêng. Nhưng đặc điểm chung là nghỉ cộng đồng và nhà vệ sinh chung.
 Khách sạn 1 sao: được hiểu là các khách sạn mini và nhà nghỉ

 Khách sạn 2 sao: là những khách sạn có quy mô trung bình xếp hạng 2 sao địa phương
 Khách sạn 3 sao: là những khách sạn đẹp của khu vực hoặc được gắn sao theo quy định
 Khách sạn 4 sao: là những khách sạn đẹp và nổi bật trong khu vực

 Khách sạn 5 sao: là những khách sạn phải được cấp biển xếp hạng tiêu chuẩn

TRÁCH NHIỆM CỦA KHÁCH HÀNG:

 Khách hàng tự chịu trách nhiệm về sức khỏe và các bệnh mãn tính (tim mạch, huyết áp, tiểu đường, xương khớp…), bệnh bẩm sinh, bệnh tiềm ẩn, bệnh HIV AIDS, bệnh rối loạn tinh thần và thần kinh, phụ nữ đang mang thai… là những bệnh không nằm trong phạm vi được bảo hiểm. Khi cần thiết Quý khách phải viết cam kết về bệnh tật của bản thân khi tham gia tour. Bên tổ chức tour không chịu trách nhiệm đối với những trường hợp Quý khách không khai báo bệnh, khai báo không trung thực cũng như các trường hợp nằm ngoài phạm vi bảo hiểm du lịch trong tour.

 Khách hàng phải tự bảo quản tài sản riêng của mình trong mọi trường hợp và ở tất cả các nơi trong suốt chuyến đi. Bên tổ chức tour không chịu trách nhiệm về những mất mát về tiền bạc, tư trang quý, vé máy bay, và tài sản riêng của khách hàng trong chuyến đi.

QUY ĐỊNH ĐẶT CỌC

Để các booking được xác nhận chắc chắn, đảm bảo Khởi hành đúng lịch trình và dịch vụ được bố trí chu đáo, Quý khách vui lòng đặt cọc tour tối thiểu

ĐỐI VỚI TOUR GHÉP

 Quý khách đặt tour muộn nhất trước ngày khởi hành 1 ngày

 Quý khách đặt cọc 50% số tiền tour

ĐỐI VỚI TOUR RIÊNG

Tất cả các đoàn đều cần đặt cọc và đặt tour chậm nhất trước 07 ngày trước ngày khởi hành (đối với mùa cao điểm), trước 03 ngày trước ngày khởi hành (đối với mùa thấp điểm)

Quý khách đặt cọc 50% trên tổng số tiền tour

2.2.8.Cơ sở ăn uống, cơ sở lưu trú và phương tiện vận chuyển

 Cơ sở ăn uống:

NGÀY 1:

Bữa trưa : Tại Nhà Hàng Tuyên Quang Gốc Tếch Huyền Minh

Địa chỉ : Số 87 Nguyễn Văn Cừ, Phường Mih Xuân, Thành Phố Tuyên Quang, Tuyên Quang

Số điện thoại : 0957 747865

Giá: 150.000đ – 220.000đ

Hàu nướng tỏi

Đậu sốt cà chua

Thịt trâu

Salat

Xôi chim

NGÀY 2 :

          Bữa sáng:Thưởng thức điểm tâm tại Homestay

Bữa trưa: Tại Nhà hàng E Ke Quán

Địa chỉ : Tổ 3, thị trấn Đồng Văn, Huyện Đòng Văn

Lợn cắp nách

Lẩu thắng cố

Cá Hồi

Cơm phượt

Bữa tối : Nhà Hàng Quang Dũng

Địa chỉ : 19 Phố Cổ , Đồng Văn , Hà Giang

Giá: 30.000đ- 450.000đ

Lẩu Gà đen

NGÀY 3:

          Bữa sáng:Thưởng thức điểm tâm tại Homestay

Bữa trữa : Nhà hàng Trung Vân

Địa chỉ : tổ 11 phường Trần Phú, Tp Hà Giang

Số điện thoại : 02193875786

Cơm lam

Trâu gác bếp

Thịt lợn cắp nách

Gà đồi

Cơ sở lưu trú:

1 Khách sạn Royal

           Giá phòng: từ 450.000 – 550.000 VNĐ/đêm

           Địa chỉ: 89-91 Lê Quý Đôn, phường Nguyễn Trãi, thành phố Hà Giang.

           Hotline: 0336 422 333

           2 Khách sạn Tiamo

           Giá phòng: từ 400.000 – 700.000 VNĐ/đêm

            Địa chỉ: Số 56, đường Nguyễn Thái Học, phường Minh Khai, Hà Giang

            Hotline: 094 979 65 56

Phương tiện vận chuyển:

        Trong một chuyến đi du lịch, 1 trong những thứ có vai trò quan trọng quyết    định trực tiếp để tạo nên một chuyến du lịch thành công hay không đó chính là phương tiện di chuyển. Và không ai khác nhà xe bên công ty sẽ đưa đi và trả về chỗ cũ

        Với giá là: 10 triệu
        Số điện thoại : 0948 341279
        Đây là 1 nhà xe được khách hàng trước đánh giá vô cùng hài lòng, từ cách phục vụ của nhân viên tư vấn đến những người lái xe giàu kinh nghiệm, xe có trang bị thiết bị đầy đủ.

         Tính giá bán :

STTNội dung chi phíChi phí biến đổi Chi phí cố định
1Thuê bao oto du lịch 8.500.000đ
2Lưu trú500đ 
3Ăn uống1.200.000d 
4Bảo hiểm  
5Hướng dẫn viên 1.600.000đ
6150đ 
7Tổng1.850.000đ10.100.000đ

TÍNH GIÁ BÁN CỦA 1 CHƯƠNG TRÌNH

Tính thành giá cho một khách

Ztt = b + A/N

Ztt = 1.865.000 + 288 = 2.153.000 VNĐ/Khách

Tính giá thành đầy đủ của CTDL

Zđđ = Ztt + Cq

Cq: Tổng các chi phí gián tiếp (chi phí chung: Chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí điều hành, chi phí thiết kế, chi phí marketing, chi phí bán…) là 15%.

Zđđ = 253 + 15%= 2.691.000 VNĐ/Khách

Tính giá bán của chương trình

G = Zđđ + L+T

Trong đó:

+ G: Giá bán của chương trình du lịch.

Cq: Tổng các chi phí gián tiếp (chi phí chung: Chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí điều hành, chi phí thiết kế, chi phí marketing, chi phí bán…) là 15%.

Tính giá bán của chương trình

G = Zđđ + L+T

Trong đó:

+ G: Giá bán của chương trình du lịch.

+ Zđđ: Giá thành đầy đủ của chương trình du lịch.

+ L: Lợi nhuận của doanh nghiệp.

+ T: Là thuế phải nộp của doanh nghiệp.

Trong khi Lợi nhuận của doanh nghiệp (L) được xác định bằng hệ dựa trên giá thành trực tiếp của chương trình:

L= Ztt* tỉ lệ% lợi nhuận mục tiêu

L = 2.153.000 x 20% = 430 VNĐ

Thuế doanh nghiệp phải nộp (T) được xác định dựa trên giá bán chưa thuế (Get)

của chương trình du lịch, cụ thể là:

T = Gct* tỉ lệ % theo quy định

Giá bán chưa thuế của chương trình du lịch (Gct) được hiểu là giá bán chưa có thuế (T).

Giá bán chưa thuế của chương trình du lịch chính là tổng của giá thành đây đủ cua chương trình du lịch (Zđđ) và lợi nhuận của doanh nghiệp lữ hành (L), có công thức:

Gct = Zđđ + L

Gct =   VNĐ/Khách

Như vậy

T = Gct * ti lệ phần trăm theo quy định (Thuế VAT là 10%)

T = 2.153.000 x 20% = 516 VNĐ

Suy ra giá bán của CTDL

G = Zđđ + L + T

G =  2.153.000 + 430 + 516 = 3.099.000 VNĐ/Khách

Bài viết liên quan