Học thuyết âm dương và những bài thuốc cơ bản

NỘI DUNG ÔN TẬP

PHẦN 1. ĐẠI CƯƠNG

Câu 1. Vẽ biểu tượng âm dương và giải thích. Trình bày nội dung cơ bản của học thuyết âm dương?

  • Biểu tượng âm dương
Thuộc tính cơ bản của Âm – Dương: + Tồn tại khách quan + Tính tương đối
  • Giải thích biểu tượng âm – dương

Âm – dương được hình tượng hóa bằng một vòng tròn khép kín.

Đường cong hĩnh chữ S ngược chia hình tròn thành hai phần, trong mỗi phần có một vòng tròn nhỏ.

Vòng tròn lớn mang ý nghĩa sự thống nhất của một sự vật, hình cong S ngược cho phép liên hệ sự tương đối và chuyển hóa âm dương; hai vòng tròn nhỏ biểu thị hai thái cực âm và dương (đó là thiếu âm và thiếu dương)

  • Nội dung cơ bản: 4 quy luật:

– Âm – dương đối lập & thống nhất:

          2 phương diện / 1 sự vật

          Không thể tách rời, là 1 chỉnh thể thống nhất

– Âm – dương hỗ căn:

          Hỗ trợ để cùng tồn tại, là gốc của nhau

– Âm – dương tiêu trưởng:

          Chuyển hoá, vận động.

          4 mùa; Năng lượng & vật chất/ cơ thể

– Âm – dương bình hành:

          Cân bằng (tương đối)

Câu 2. Trình bày các quy luật hoạt động của ngũ hành?

Câu 3. Nêu sự vận dụng của ngũ hành vào thế giới tự nhiên (mùa, khí hậu, màu sắc, vị) và tổ chức học cơ thể (ngũ tạng, lục phủ, ngũ quan)?

  • Vận dụng học thuyết ngũ hành trong tự nhiên

– Quy nạp các hiện tượng, sự vật theo ngũ hành.

– Sự vận động các hiện tượng, sự vật theo quy luật ngũ hành.

Sự vật, hiện tượngNgũ hành
MộcHỏaThổKimThủy
Phương hướngĐôngNamTrung ươngTâyBắc
MùaXuânHạTrưởng hạThuĐông
Khí hậuPhongNhiệtThấpTáoHàn
Ngũ màuXanhĐỏVàngTrắngĐen
Ngũ vịChuaĐắngNgọtCayMặn
Ngũ mùiTanhKhétThơmHôiThối
  • Vận dụng học thuyết ngũ hành trong tổ chức học cơ thể

Phân loại các bộ phận theo ngũ hành à Vận động theo quy luật HT Ngũ hành

Bộ phận cơ thểNgũ hành
MộcHỏaThổKimThủy
Ngũ tạngCanTâmTỳPhếThận
Lục phủĐởmTiểu trườngVịĐại trườngBàng quang
Ngũ thểGânMạchThịtDa lôngXương
Ngũ quanMắtLưỡiMiệngMũiTai
Ngũ chíGiậnMừngNghĩLoSợ
Ngũ âmLa hétCườiHátKhócRên rỉ

Câu 4. Trình bày chức năng của các tạng: tâm, can, tỳ, phế, thận?

 *Tâm chủ quân hỏa: QUẢN lí nhiệt độ trong cơ thể

Tâm tàng thần: tàng trữ tinh thần kinh, tư duy, trí tuệ, phản xạ.

          + Chức năng tâm tàng thần tốt: thông minh, hoạt bát, mắt sáng, tinh tường

          + Tâm không tàng được thần: tư duy kém, hay quên, mất ngủ, mệt mỏi, mắt lờ đờ, chậm chạp

          Thuốc liên quan: Trấn tâm an thần, gây ngủ, bổ huyết, bổ âm….

Tâm chủ huyết mạch: quản lý, lưu thông huyết dịch trong lòng mạch (chức năng tuần hoàn).

          + Tốt: màu sắc da, mặt: hồng nhuận, sáng, tươi

          + Kém: da, mặt tái, xanh xao, tối, môi thâm

          Thuốc liên quan: bổ huyết, hành huyết, hành khí

-Tâm chủ hãn: quản lý, điều tiết mồ hôi.

          + Tự hãn, đạo hãn, vô hãn: liên quan đến tâm

          + Liên quan Tâm tàng thần: Tâm không tàng được thần / thần chí bị hôn mê: mồ hôi tự vã ra

          Thuốc liên quan: cố biểu liễm hãn, an thần

  • Tâm khai khiếu ra lưỡi

+Tâm tốt: chất lưỡi mềm maij, sắc hồng nhuận, nói năng hoạt bát

+tâm tàng thần kém: chất luõi nhợt nhạt, lưỡi cứng hoặc lệch, nói ngọng hoặc k nói được

+tâm nhiệt: chất lưỡi và đầu lưỡi đỏ

– Tâm quan hệ biểu lý với tiểu tràng

Bệnh thường gặp:

  • Tâm dương hư: đoản hơi, mặt trắng bệch, lưỡi nhợt nhạt, sợ lạnh, hoa mắt chóng mặt
  •  Tâm huyết hư (bất túc): huyết thiếu, da xanh, mất ngủ, hay quên
  •  Tâm nhiệt (Tâm hỏa vượng): bốc hoả, mặt đỏ, lưỡi đỏ, rộp, ngũ tâm phiền nhiệt
  •  Tâm huyết ứ trệ: đau vùng tim, tâm quý, mặt, môi thâm tím

*Can

– Can tàng huyết: dự trữ, điều tiết huyết (ngày cấp máu cho cơ thể, đêm dự trữ ở gan)

+ Tốt: khoẻ mạnh, da hồng hào

+ Kém: mệt mỏi, da xanh, mắt trắng dã, bồn chồn, khó ngủ

Thuốc liên quan: Bổ huyết, bổ âm, hành huyết, hành khí

-Can chủ sơ tiết:

+ Sơ tiết mật à giúp tiêu hoá

+ Điều hoà kinh nguyệt phụ nữ

+kém: chứng đầy bụng, ăn uống k tiêu, các chứng hoàng đản, sườn ngực đầy tức, phụ nữ bế kinh

Thuốc liên quan: Sơ can giải uất, hành khí, hành huyết, lợi mật

– Can chủ cân cơ: quản lý hệ thống gân, bao khớp, dây chằng

     + Kém: gân co duỗi khó khăn, hệ thống dây chằng sa giãn, đi lại khó khăn, trẻ chậm biết đi

     Thuốc liên quan: Bổ can thận, bổ huyết

– Can chủ nộ:

     + Chủ tức giận, cáu gắt, nóng nảy, Nóng giận hại can

     Liên quan: chủ sơ tiết, “can thừa tỳ”, bệnhtâm thần kinh

     Thuốc liên quan: An thần, bình can tiềm dương, sơ can giải uất.

– Can khai khiếu ra mắt:  Biểu hiện tình trạng can ở mắt

     + Can huyết hư: thị lực kém, mắt khô sáp, thâm quầng

     + Can hoả vượng: mắt đỏ

     + Can thấp nhiệt: mắt vàng

     – Can quan hệ biểu lý với Đởm

Bệnh thường gặp:

              – Can khí uất kết

              – Can âm hư -> hoả vượng;

              – Can huyết hư

              – Can đởm thấp nhiệt

              – Can phong nội động

*Tỳ

 -Tỳ ích khí sinh huyết: Hỗ trợ khí, sinh huyết dịch.

+ Tỳ khoẻ: cơ thể khoẻ mạnh, da hồng hào

+ Tỳ yếu: khí hư, người mệt mỏi, đoản hơi, vô lực, da xanh xao

Thuốc liên quan: Kiện tỳ ích khí, bổ huyết

– Tỳ chủ vận hoá thuỷ cốc, thuỷ thấp:

+ Vận hoá tốt: cơ thể đủ dinh dưỡng, thuỷ dịch điều hoà

+ Vận hoá kém: thiếu dinh dưỡng, phù nề. VD: bệnh beriberi

Thuốc liên quan: Kiện tỳ     

-Tỳ chủ nhiếp huyết (thống huyết): giữ huyết lưu thông trong lòng mạch.

+ Tỳ nhiếp huyết tốt: -> huyết vận hành thông suốt trong mạch

+ Tỳ hư, nhiếp huyết kém: -> xuất huyết

Thuốc liên quan: Kiện tỳ, chỉ huyết

  • Tỳ chủ cơ nhục, chủ tứ chi: điều hoà cơ & tứ chi

+Tỳ khoẻ: Cơ nhục nở nang  béo tốt, hồng nhuận

+Tỳ hư: chân tay cơ nhục teo nhẽo, trẻ chậm biết đi, bại liệt, suy dd, còi xương

Thuốc liên quan: Kiện tỳ, bổ âm, bổ huyết

  • Tỳ khí chủ thăng:khí tỳ hướng lên trên, lên thượng tiêu

+ Tỳ khí (khí trung tiêu – trung khí, dương khí) quản lý giữ cân bằng tạng phủ, cơ trơn.

     + Tỳ khí hư: trung khí hạ hãm gây chứng sa giáng

     Thuốc liên quan: Kiện tỳ ích khí, thăng dương khí

Tỳ khai khiếu ra miệng:

     + Tỳ hư -> miệng nhạt, chán ăn, ăn không ngon, khó tiêu, bụng đầy trướng

     + Tỳ nhiệt -> miệng ngọt

     Thuốc liên quan: Kiện tỳ, tiêu đạo

– Tỳ vị quan hệ biểu lý

Bệnh thường gặp:

– Tỳ khí hư: kém ăn hấp thu kém, người gầy, da xanh, vàng, đại tiện thường lỏng, bụng trướng đầy… à Nên dùng: Kiện tỳ ích khí, hành khí, tiêu đạo

– Tỳ dương hư : Viêm đại tràng thể loãng khuẩn đường ruột; Ngũ canh tả à Thuốc kiện tỳ kiêm bổ dương, thuốc hóa thấp

– Hàn thấp khốn tỳ: bụng ngực đầy, trướng không muốn ăn, đầu nặng, toàn thân mệt mỏi ê ẩm à Thuốc hóa thấp kiêm hành khí

– Tỳ thấp nhiệt: vàng da, bụng đầy trướng, đại tiện táo kết,.. à Thanh nhiệt, táo thấp, lợi thủy, nhuận tràng..

*Phế

  1. Phế chủ khí: Quản lý, điều hoà phần khí, cung cấp dưỡng khí cho các tạng phủ và các tổ chức trong cơ thể

Thuốc liên quan: Bổ khí, hành khí

  •  Phế chủ bì mao

– Chi phối đóng mở tấu lý (lỗ chân lông) ở da

– Tà khí xâm phạm cơ thể thông qua tấu lý: Ảnh hưởng đến phế gây ra chứng phế hư hoặc phế thực làm cơ thể mắc chứng ho, đờm, suyễn tức…

Thuốc liên quan: Giải biểu, chỉ ho, hoá đờm, bình suyễn, bổ khí

  • Phế chủ thông điều thuỷ đạo

– Điều tiết lưu thông đường nước trong cơ thể.

– Lưu thông kém: việc điều hòa thủy đạo trì trệ gây ứ đọng nước dẫn đến phù nề

Thuốc liên quan: Kiện tỳ, lợi thuỷ thẩm thấp, hóa đờm, chỉ ho

  • Phế khí chủ túc giáng:

– Khí của phế hướng đi xuống dưới giúp cho chức năng thông điều thủy đạo

– Phế khí nghịch (Khí phế đi lên): gây ho, hen , suyễn tức

Thuốc liên quan: Phá khí giáng nghịch, bình suyễn

  • Phế khai khiếu ra mũi

Phế tốt: hơi thở qua mũi nhịp nhàng, phế nhiệt hơi thở qua mũi nóng, mũi đỏ..

– Phế tắc cách mũi phập phồng, phế hư hơi thở ngắn (đoản khí) cách mũi xẹp, hay thở dài

VD: Phế nhiệt dùng thuốc thanh nhiệt, tân lương giải biểu

  • Phế – đại tràng quan hệ biểu lý.

Bệnh thường gặp:

– Phong tà nhập phế à Bị nhiễm lạnh, sốt cao, đau đầu, ho, sổ mũi,… à Thuốc giải biểu kiêm chỉ ho

– Phế âm hư : ho, ít đờm, trong đờm có tia máu, lưỡng quyền hồng, Bệnh lao phổi hay sốt về chiều, họng khô hay lăn tăn ngứa họng à Thuốc bổ âm, kiêm chỉ ho,hóa đờm chỉ huyết

– Phế khí hư: ho nhiều, đờm nhiều mà loãng, đoản hơi, cứ nói nhiều là bị ho, thiếu khí, mất khí à Thuốc bổ khí, chỉ ho, hóa đờm, thuốc cố biểu liễm hãn

*Thận

  1. Thận tàng tinh, sinh tuỷ

– Tinh tiên thiên: nguồn gốc từ cha mẹ

– Tinh hậu thiên: nguồn gốc từ thuỷ cốc

– Thận sinh tuỷ à sinh huyết.

  • Tốt: khoẻ mạnh, trường thọ
  • Kém: mệt mỏi, yếu sinh lý, vô sinh

Thuốc liên quan: Bổ thận âm/dương, bổ huyết

  • Thận chủ cốt: quản lý hệ xương khớp.

– Chức năng suy giảm à đau nhức xương khớp mạn ( hư chứng), đau lưng, đau răng  Thuốc liên quan: bổ thận dương

  • Thận chủ thủy: Điều tiết, thanh lọc phần nước

– Chức năng kém: ứ đọng nước, phù nề, phế bị chèn ép, gây khó thở

 Thuốc liên quan: Lợi thấp, hóa đàm, chỉ ho…

  • Thận chủ nạp khí (liên quan đến hấp thu khí) khí từ phế xuống được thu nạp tại thận.

– Chức năng suy giảm gây khí nghịch à hen phế quản.

Thuốc liên quan: Bổ thận dương, bổ khí, hoá đờm bình suyễn

– Tạo sức nóng, duy trì thân nhiệt ( Ôn hoá tỳ dương )

– Kém: hội chứng lạnh, tỳ thận dương hư à đầy bụng, sôi bụng tiết tả và mắc bệnh ngũ canh tả đi tả vào canh thứ 5 (tương đương với bệnh viêm đại tràng mạn), kèm theo là tiêu hóa bất chấn, kém ăn

Thuốc liên quan: bổ hoả, ôn trung, kiện tỳ, tiêu đạo

  • Thận khai khiếu ra tai, tiền âm, hậu âm.

– Thận kém: ù tai, điếc tai, tiểu bí, dắt, di tinh, đại tiện lỏng hoặc táo

Thuốc liên quan: Bổ thận, Khai khiếu, cố tinh sáp niệu

  • Thận – bàng quang quan hệ biểu lý

Bệnh thường gặp:

– Thận dương hư: liên quan hàn (lạnh), lưng đau, gối đau mỏi, chân lạnh, tảo tiết… à Bổ thận dương kiêm bổ khí

– Thận âm hư: liên quan nóng, ù tai, đau đầu, tiểu tiện đục à Thuốc bổ âm kiêm liễm hãn, lợi niệu

– Thận khí hư: đi tiểu nhiều, tiểu vặt, không buốt, không dắt à Thuốc bổ dương, bổ khí, thuốc cố tinh sáp niệu

PHẦN 2. CÁC NHÓM THUỐC

Câu 5. Trình bày: tính, vị, công năng chủ trị (3 công năng chủ trị) của các vị thuốc

-Giải biểu hàn:  Ma hoàng, quế chi.

Ma hoàng: Dùng toàn cây bỏ rễ và đốt của cây ma hoàng

+Herba ephedrae

+tính vị, QK: vị cay đắng, tính ấm; QK: 2 kinh phế và bàng quang kiêm kinh tâm, đại tràng

+CN-CT:

.Giải cảm hàn => Cảm gió mưa lạnh, cơ thể bị sốt cao kèm rét run, đau đầu, nhức răng, ngạt mũi

.Bình suyễn => Viêm phế quản mạn tính, hen phế quản, ho gà

.Lợi niệu, tiêu phù thũng =>phù mới mắc do viêm thận cấp tính

-LD:4-12g

-KK: những ng biểu hư, nhiều mồ hôi, phế hư có sốt cao, cao HA không nên dùng

Quế chi: Là cành non phơi khô của 1 số loài quế

+ Ramulus cinnamomi

+ tính vị, QK: Vị cay ngọt, tính ấm; QK: Phế, tâm ,bàng quang

+ CN-CT:

.Giải biểu tán hàn => Chữa các bệnh cảm mạo phong hàn, biểu hiện sốt cao có rét run, không có mồ hôi

.Hành huyết giảm đau =>Bế kinh, ứ huyết, đau bụng lạnh

.Khí hóa bàng quang => Vô niệu (bí tiểu tiện )

.Ôn dương, thông kinh lạc ( thông dương khí)=> Co cơ, đau cơ, TKNB, đau khớp

-KK: PNCT, âm hư hỏa vượng, người có chứng thấp nhiệt k nên dùng

-Giải biểu nhiệt: Bạc hà, sài hồ

Bạc hà: Dùng bộ phận trên mặt đất của cây bạc hà

+Herba menthae arvensis

+ Tính vị, QK: Vị cay, tính mát; QK: 2 kinh phế và can

+ CN- CT:

. Giải cảm nhiệt, làm ra mồ hôi=> Cảm mạo phong nhiệt, biểu hiện sốt cao, đau đầu ít hoặc không có mồ hôi

.Trừ phong giảm đau => bệnh đau đầu, đau mắt đỏ do phong nhiệt, họng đỏ sưng đau

.Chỉ ho =>  Ho nhiệt

.Kiện vị, chỉ tả, tăng tiết mật, kích thích tiêu hóa => Ăn uống không tiêu, nôn lợm, ợ chua, đau bụng, đi tả

. Giải độc => làm cho sởi mọc

-LD: 2-12g

-KK: những ng khí hư huyết táo, can dương thịnh biểu hư, mồ hôi nhiều k nên dùng. K dùng cho trẻ dưới 2 tuổi

sài hồ: Radix bupleuri: rễ và lá của cây sài hồ

TV,QK: vị đắng, tính hơi hàn; QK: nhập vào kinh can, đởm, tâm bào lạc và tam tiêu

-CN-CT:

+ Giải cảm nhiệt, làm ra mồ hôi=> Cảm mạo phong nhiệt, biểu hiện sốt cao, đau đầu ít hoặc không có mồ hôi

+Sơ can giải uất, ích tinh sáng mắt=>bệnh hoa mắt, chóng mặt do can khí uất trệ, chứng đau nhức hai sườn, kinh nguyệt k đều, có kinh đau bụng

+ kiện tỳ vị, bổ trung, ích khí, thăng dương khí=>bụng đầy trướng, nôn lợm, TH cơ thể bị sa giáng như sa tử cung, sa ruột…

+Trừ ác nghịch => chữa sốt rét, chữa bệnh hàn nhiệt vãng lai

-KK: k nên dùng: can dương vượng; có saponin có tính chất kích thích.

– Ôn lý trừ hàn, hồi dương cứu nghịch:

Phụ tử chế (alcaloid):radix aconiti lateralis praeparata

+Tính vị, QK; Vị cay, ngot, tính đại nhiệt, có độc; QK: Tâm thận tỳ

-CN-CT:

+Hồi dương cứu nghịch =>Tâm thận dương hư, mồ hôi tự vã ra, nôn nhiều, người lạnh toát, chân tay co quắp, mạch nhỏ muốn tuyệt

+ Khứ hàn, giảm đau =>Chứng phong hàn, thấp tý, đau nhức xương khớp, chân tay đau nhức

+Ấm thận hành thủy=>Viêm thận mạn tính

+Kiện tỳ vị=> tỳ vị hư hàn

-kk: những ng âm hư dương thịnh, PNCT k nên dùng.

-Thanh nhiệt:

Kim ngân hoa: Dùng hoa phơi khô của cây kim ngân hoa: flos lonicerae

-TV,QK: vị ngọt, đắng, tính hàn; QK: phế, vị, tâm, tỳ

-CN-CT:

+Thanh nhiệt giải độc=> TH nhiệt độc sinh mụn nhọt, đinh độc, nhọt vú, nhọt trong ruột, dị ứng, mẩn ngứa

+Thanh thấp nhiệt ở vị tràng =>chữa lỵ

+Thanh giải biểu nhiệt => Chữa ngoại cảm phong nhiệt

+Lương huyết chỉ huyết => Chữa tiểu tiện ra máu

+Giải độc sát khuẩn=>sưng đau hầu họng, viêm amidan, đau mắt đỏ

-kk: những ng ở thể hư hàn, mụn nhọt đã vỡ mủ lở loét k nên dùng

liên kiều: Quả phơi khô bỏ hạt của cây liên kiều: fructus forsythiae

-TV,QK: Vị đắng, cay, tính hơi hàn; QK: tâm, phế

-CN-CT:

+Thanh nhiệt giải độc, tán kết =>Bệnh mụn nhọt sưng đau, tràng nhạc

+Thanh nhiệt giải biểu nhiệt =>Ngoại cảm phong nhiệt, có sốt cao

-kk: mụn nhọt đã vỡ mủ lở loét k nên dùng

 hoàng cầm(Thuốc thanh nhiệt táo thấp): rễ phơi khô của cây hoàng cầm: radix scutellariae

-TV,QK: Vị đắng, tính hàn; QK: tâm, phế, can, đởm, đại tràng, tiểu tràng

-CN-CT:

+Thanh thấp nhiệt trừ hỏa độc ở tạng phế =>phế ung, phế có mủ, viêm phổi…gây sốt cao

+ Lương huyết an thai =>thai động chảy máu

+Trừ thấp nhiệt ở vị tràng => Bệnh tả ly, đau bụng

+Chỉ huyết=> Bệnh thổ huyết, chảy máu cam, đại tiểu tiện ra máu

+Thanh can nhiệt => chứa đau mắt đỏ

-kk: những ng tỳ vị hư hàn, PNCT k động thai k dùng

thảo quyết minh(Thuốc thanh nhiệt táo thấp): semen cassiae torae: Hạt của cây thảo quyết minh

-TV,QK: Vị ngot, đắng; tính hơi hàn;QK: can , đởm, thận

-CN-CT:

+Thanh can hỏa, giải uất nhiệt của kinh can=>Chữa đau mắt đỏ, mắt sợ ánh sáng, nhiều nc mắt

+Hạ áp=> Bệnh cao HA

+An thần=>Khi tinh thần căng thẳng, dẫn đến mất ngủ

+Nhuận tràng thông tiện =>Đại tràng táo kết

-kk: những ng tỳ vị hư hàn, đại tiện lỏng k nên dùng

 thạch cao(Thuốc thanh nhiệt giang hỏa ): gypsum fibrosum: vị thuốc là thạch cao sống

-TV,QK: Vị ngọt, cay, tính hàn;QK: phế, vị ,tam tiêu

-CN-CT:

+Thanh nhiệt giáng hỏa=> sốt cao kèm theo nôn mửa, tân dịch hao tổn

+Thanh phế nhiệt =>phế nhiệt, phế viêm,  viêm khí quản, viêm họng

+Giải độc, choóng viêm =>khí huyết bị nhiệt thiêu đốt, cơ thể phát ban

+Thu liễm sinh cơ=> bề mặt vết thương hoặc mụn nhọt bị lở loét

-kk: nhưng ng yếu dạ dày, yếu tim , mạch vi tế

 Sinh địa( thanh nhiệt lương huyết): rễ của cây địa hoàng: radix rhemaniae glutinosae

-TV,QK: Vị đắng, tính hàn; QK: tâm , can , thận

-CN-CT:

+Thanh nhiệt lương huyết =>Bệnh tà nhiệt nhập vào phần dinh, biểu hiện sốt cao, miệng khát, lưỡi đỏ tam phiền

+Dưỡng âm sinh tân dịch

+Chỉ khát=> đtri ĐTD có kết quả

mẫu đơn bì( thanh nhiệt lương huyết):Dùng rễ của cây mẫu đơn

-TV,QK: vị đắng, tính hơi hàn; QK: tâm, can , thận

-CN-CT:

+Thanh nhiệt lương huyết =>chứng chảy máu như thổ huyết, chảy máu cam

+Thanh can nhiệt =>Khi kinh can bị nhiệt, xuất hiện kinh nguyệt k đều, đau bụng kinh, đau đầu, hoa mắt

+Hoạt huyết, khứ ứ=> Bế kinh, tích huyết, chấn thương sưng tím đau nhức cân cơ

+Giải đọc=> Mụn nhọt, sứng đau

+Hạ HA=> Bệnh cao HA

-kk: phụ nữ có kinh nguyệt nhiều k dùng

– Trừ phong thấp:

Tang ký sinh: Dùng toàn thân cây tầm gửi: herba loranthi

-TV,QK: Vị đắng, tính bình; QK: can, thận

-CN-CT:

+Trừu phong thấp, mạnh gân cốt =>Chức năng gan thận kém dẫn đến đau lưng mỏi gối

+Dưỡng huyết an thai => Huyết hư dẫn đến động thai, có thai ra máu

+Hạ áp: Cao HA

-kk: Khi mắt có màng mộng k dùng

 độc hoạt:Thân rễ của cây đọc hoạt

-TV,QK: Vị đắng cay, tính ấm; QK: can, thận

-CN-CT:

+Khứ phong thấp=> Phong hàn thấp tý, tê liệt cơ thể

+Chỉ thống=> Bệnh đau nhức xương khớp

-KK: những ng huyết hư, âm hư hảo vượng , âm hư k nên dùng

– Hóa thấp: Thương truật. (làm ra mồ hôi): rễ của cây thương truật

-TV,QK: Vị đắng, cay, tính ấm; QK: tỳ và vị

-CN-CT:

+Hóa thấp, kiện tỳ=>Trị thấp khuẩn tỳ vị, bụng trướng đầy, buồn nôn, ăn uông sk tiêu

+Trừ phong thấp=> phong thấp, tê dại xương cốt đau nhức, đau khớp,

+Thanh can sáng mắt=> trị bệnh mắt mờ

-kk: người âm hư có nhiệt, tân dịch khô kiệt k dùng

– Lợi thấp: tỳ giải.

Tỳ giải– Vị đắng; Tính bình
– Quy kinh: Tỳ – Thận – Bàng quang
– Lợi thấp hóa trọc (“Thăng thanh giáng trọc”) à Phù nề, tê bì, … do thấp trệ; Tiểu vàng, đục, buốt dắt
– Trừ phong thấp à Chân tay đau nhức, đau khớp
– Giải độc à Mụn nhọt

– Hóa đàm hàn:

Bán hạ: Dùng thân rễ của cây bán hạ:

-TV,QK: vị cay, tính ấm; QK: tỳ ,vị

-CN-CT:

+Làm ráo thấp, trừ đàm, chỉ ho=>Chứng đàm thấp, biểu hiện ho có nhiều đàm, chữa viêm khí quản mạn tính

+Giáng nghịch cầm nôn=> Đtrij khí nghịch lên mà gây nôn,

+Tiêu phù, giảm đau, giải độc=>trị rắn cắn sưng đau

-KK: những ng có chứng táo, nhiệt k nên dùng

cát cánh: Rễ của cây cát cánh

-TV,QK: Vị đắng, cay, tính hơi ấm;QK: phế

-CN-CT:

+Khử đàm chỉ ho=>Ho đàm khó khạc ra hoặc đàm nhiều, ngực bứt rứt khó chịu

+Làm thông phế, lợi hầu họng=>Khí phế bị tắc, hầu họng sưng đau như viêm họng, viêm amidan

+Trừ mủ, tiêu ung thũng=> Phế ung, phế có mủ, ho nôn ra đàm mủ.

-KK: nhưng ng âm hư hỏa vượng, ho lâu ngày , ho ra máu k nên dùng

– Chỉ ho:

Bách bộ:Ôn phế chỉ khái

-TV,QK: vị ngọt, đắng, tính hơi ấm; QK: phế

-CN-CT:

+Ôn phế, nhuận phế, chỉ khái =>ho lâu ngày do viêm khí quản, ho gà, lao hạch có kết quả

+Thanh tràng =>trị viêm đại tràng mạn tính

+Giải đọc khử trùng => Diệt giun kim, diệt chấy rận

 tang bạch bì: thanh phế chỉ khái

-TV,QK: Vị ngot, tính hàn;QK: phế

-CN-CT:

+Thanh phế chỉ ho à ho phế nhiệt, đàm nhiệt

+Bình suyễn =>Dtri hen suyễn

+Lợi niệu tiêu phù thũng=>khi thủy thũng, tiểu tiện khó khăn

– Lý khí:

Hương phụ: thuốc hành khí giải uất

-TV,QK: Vị cay, hơi đắng, hơi ngọt, tính bình; QK: can và tam tiêu

-CN-CT:

+Hành khí giảm đau=>Bệnh đau bụng, đau hai bên sườn, sôi bụng, tiết tả

+Khai uất, điều kinh=>kinh nguyệt k đều do tinh thần căng thẳng, khi có kinh đau bụng dưới, 2 vú căng đau

+Kiện vị, tiêu thực=>ăn uống k tiêu

+Thanh can hỏa =>mắt sung huyết đỏ

mộc hương.: thuốc hành khí giải uất

-TV,QK: vị cay đắng tính ấm; QK: phế, can, tỳ

-CN-CT:

+Hành khí chỉ thống=>trị can, tỳ, vị khí trệ, ngực bụng ddaayf trướng, đau bụng

+Bình can giáng áp=>bệnh can đởm cường thịnh gây cao HA

– Bổ khí:

Nhân sâm:

-TV,QK:vị ngọt hơi đắng, tính ấm ;QK: tỳ và phế, thông hành 12 kinh

-CN-CT:

+Đại bổ nguyên khí, ích huyết, sinh tân dịch, làm khỏe tinh thần, trí não minh mẫn =>Khí hư, kém ăn, bệnh lâu ngày , thân thể gầy yếu, mất ngủ, hay quên. Dùng khi nguy cấp, mạch muốn tuyệt

+Bổ phế bình suyễn → Ho do phế hư: ho lao, viêm phế quản mạn
+Kiện tỳ, sinh tân chỉ khát → Phiền khát, tân dịch khô kiệt

 hoàng kỳ

TV,QK:  vị ngọt tính ấm; QK: phế, tỳ

-CN-CT:

+Bổ khí trung tiêu => cơ thể suy nhược, chân tay vô lực,yếu hơi, chóng mặt, kém ăn

+Ích huyết => bệnh huyết hư, thiếu máu

+Cố biểu liễm hãn=> mồ hôi ra nhiều, mồ hôi trộm

+Lợi niệu, tiêu phù thũng=>tỳ hư, vận hóa nước kém, tâm thận dương hư

+Giải đọc trừ mủ => mụn nhọt

+Trừ tiêu khát, sinh tân => Đtd

bạch truật,

-TV,QK: vị ngọt đắng, tính ấm; QK: tỳ , vị

-CN-CT:

+kiện tỳ, lợi thủy, ráo thấp=>Bệnh tỳ hư vận háo nước trì trệ, gây phù thũng, tiểu tiện khó khăn

+Kiện vị, tiêu thực => tỳ vị hư nhược, tiêu hóa k tốt, bụng đầy trướng, đau, buồn  nôn

++Cố biểu liễm hãn=> mồ hôi ra nhiều, mồ hôi trộm

+An thai chỉ huyết =>động thai

cam thảo

-TV,QK: Vị ngọt, tính bình; QK: can tỳ thông hành 12 kinh

-CN-CT:

+Ích khí dưỡng huyết =>bệnh khí huyết hư nhược mệt mỏi thiếu máu

+Nhuận phế chỉ ho=>Bệnh đau hầu họng, viêm họng cấp, mạn tính, viêm amidan

+Tá hỏa giải độc =>mụn nhọt đinh độc sưng đau

+Hoãn cấp chỉ thống=>đau dạ dày, đau bụng, gân mạch co rút

– Lý huyết:

xuyên khung: thân rễ phơi khô(THUỐC HOẠT HUYẾT)

-TV,QK: vị cay, tính ấm;QK: can, đởm, tâm bào

-CN-CT:

+Hoạt huyết thông kinh=> phụ nữ kinh nguyệt k đều, bế kinh, đau bụng khi có kinh hoặc vô sinh

+Giải nhiệt, hạ sốt => ngoại cảm phong hàn, dẫn đến đau đầu, hoa mắt, đau răng

+Hành khí giải uất, giảm đau=> khí trệ ngực sườn đau tức , khí huyết vận hành khó khăn, đau cơ, đau khớp

+Bổ huyết=>cơ thể suy nhược huyết kém, xanh xao

khương hoàng ( thuốc phá huyết)

-TV,QK: vị đắng, cay ngọt, tính hàn; QK: tâm, phế can

-CN-CT:

+Phá tích huyết, hành huyết, giải uất thông kinh =>kinh nguyệt bế tắc, sau đẻ máu ứ đọng, dùng cho phụ nữ sau khi đẻ để hoạt huyết, làm sạch huyết ứ

+Tiêu thực, tiêu đàm=>bệnh tiêu hóa bất chất, ăn uống kém, bụng đầy; bệnh đau dạ dày, ợ chua

+Lợi mật=>bệnh viêm gan vàng da hoặc trường hợp mật bài tiết khó khăn

+Lợi tiểu=>đi tiểu buốt dắt, đái ra máu

+Giải độc giảm đau =>bệnh mụn nhọt sang lở

– Chỉ huyết: Tam thất,.

-TV,QK: vị đắng, hơi ngọt tính ấm; QK: cân, thận

-CN-CT:

+Hóa ứ chỉ huyết=> khi chảy máu như bị thương chảy máu, ho ra máu, chảy máu cam, băng huyết, sau đẻ ra huyết nhiều

+Hóa ứ chỉ thống=> dùng các TH huyết ứ mà dẫn đến đau đớn, chấn thương sưng đau do huyết tụ

+Hóa ứ tiêu ung nhọt =>huyết ứ hoặc ung nhọt sưng đau

– Bổ huyết:

Thục địa

-TV,QK: vị ngọt tính ấm; QK: tâm, can thận

-CN-CT:

+Tư âm, dưỡng huyết =>thiếu máu, chóng mặt, đau đầu, tân dịch khô sáp

+Sinh tân dịch, chỉ khát =>tân dịch hao tổn, háo khát

+Nuôi dưỡng và bổ thận âm=>chức năng thận âm kém( thận âm bất túc), dẫn đến ù tai, di mộng tinh, tự hãn, phụ nữ kinh nguyệt k đều

đương quy

-TV,QK: Vị ngot, hơi đắng, tính ấm ;QK: tâm, can, tỳ

-CN-CT:

+Bổ huyết, bổ ngũ tạng=> thiếu máu dẫn đến hoa, chóng mặt, da dẻ xanh xao

+Hoạt huyết, giải uất =>thiếu máu kèm theo  có ứ tích của phụ nữ có kinh bế, vô sinh

+hoạt tràng thông tiện=> chứng huyết hư huyết táo gây táo bón

+giải độc => mụn nhọt đinh độc

 hà thủ ô.

-TV,QK: vị đắng, chát, tính ấm; QK: can, thận

-CN-CT:

+Bổ khí huyết=>khí huyết bị hư, cơ thể mệt nhọc vô lực, thở ngắn hơi, thiếu máu, da xanh, chóng mặt

+Bổ thận âm=>chức năng thận âm kém dẫn đến lưng đau, di tinh, liệt dương, kinh nguyệt k đều

+Giải độc chống viêm =>mụn nhọt, thấp chẩn, lở ngứa

+Nhuận tràng thông tiện =>đại tiện bí táo, chữa trĩ, đi ngoài ra máu

– Bổ âm:

 Kỷ tử

TV,QK: vị ngọt, hơi đắng, tính bình, k độc; QK: phế, thận kiêm can, tỳ

-CN-CT:

+Bổ can thận dưỡng huyết sáng mắt =>đtri can thận âm hư và huyết hư dẫn đến đau lưng gối mỏi, tai ù, chóng mặt, mắt mờ

+Sinh tân chỉ khát =>trị bệnh đái đường, di tinh hoạt mộng tinh; liệt dương

+Bổ phế âm=> bệnh lao, bệnh ho khan

+ích khí huyết => khí hư, huyết kém

 mạch môn.

Mạch môn– Vị ngọt, đắng; Tính hàn
– Quy kinh: Tâm – Phế – Vị
– Bổ âm, sinh tân chỉ khát tân dịch hao tổn, táo kết – Bổ phế âm, hóa đàm nhiệtPhế âm hư gây ho: khan, nhiệt, dài – Bổ tâm âm, an thần hồi hộp, ngủ khó / ít – Bổ vị âm, thanh vị nhiệt nóng dạ dày

– Bổ dương:

 Ba kích

-TV,QK: vị cay, ngọt, tính ấm;QK: thận

-CN-CT:

+Bổ thận dương mạnh gân cốt=> thận dương suy nhược dẫn đến di tinh, liệt dương, xuất tinh sớm, phụ nữ đau bụng dưới

+Bổ tỳ vị, ích tinh tủy, điều huyết mạch=>

+Hạ áp => chữa cao HA của phụ nữ

phá cố chỉ.

– Vị đắng, cay; Tính nhiệt
– Quy kinh: Thận – Tỳ
– Bổ thận dương – Bổ tỳ dương

– An thần: Táo nhân

Táo nhân (Dưỡng tâm an thần)– Vị chua; Tính bình
– Quy kinh: Tâm
– Dưỡng tâm an thần à Mất ngủ, rối loạn tâm thần kinh, rối loạn TKTV (mồ hôi nhiều, rối loạn tim, mạch…) – Bổ can thận, sinh tân dịch – Chứng khác: tăng HA, sốt

– Bình can tắt phong: Câu đằng

Câu đằng– Vị ngọt; Tính hàn
– Quy kinh: Can
– Tắt phong chỉ kinh -> Can phong nội động:
 + Rối loạn tâm thần kinh: tâm thần phân liệt
+ Rối loạn TKTƯ: hôn mê, co giật, uốn ván…
– Bình can tiềm dương -> Can dương/hoả vượng:
+ Tăng HA, đau đầu, choáng váng, chóng mặt

– Khai khiếu: Xương bồ

Xương bồ– Vị cay; Tính ôn
– Quy kinh: Tâm – Can
– Khai khiếu tỉnh thần à Hôn mê, trúng phong cấm khẩu, say nắng – Hóa đàm, chỉ ho à Ho đàm, viêm PQ – Hành khí giảm đau à Đau bụng, đầy bụng do lạnh, đau dạ dày

– Tả hạ: Đại hoàng

Đại hoàng– Vị đắng; Tính hàn
– Quy kinh: Tỳ, Vị, Đại tràng, Tâm bào và Can
– Thanh trường thông tiện -> vị tràng
thực nhiệt dẫn đến bí kết, sốt-nói mê
sảng, phát cuồng
– Tả hỏa giải độc, chỉ huyết -> hỏa độc
dẫn đến nôn ra máu, chảy máu mũi (sao cháy)
– Trục ứ thông kinh -> bế kinh, ngã chấn thương ứ huyết sưng đau
– Thanh tràng thông tiện → Táo kết
– Chỉ huyết (sao cháy) → Xuất huyết (nục huyết, thổ huyết)
– Thanh can lợi mật  → Ứ mật vàng da

*Câu hỏi phụ về các vị thuốc (liên quan tới quá trình nghe giảng)

PHẦN 3. CHẾ BIẾN THUỐC

-Một số câu hỏi liên quan tới: ý nghĩa của của những giai đoạn chế biến các vị thuốc và sự thay đổi về thành phần hóa học, tác dụng của vị thuốc khi chế biến.

  1. Phụ tử
  2. Mục đích chế biến

– Giảm độc tính: Thành phần gây độc là alcaloid diester; hypaconitin aconitin. Chế biến làm giảm lượng diester theo cách sau:

+ Ngâm: để loại trừ diester theo cơ chế hòa tan. Ngâm phụ tử trong nước sẽ thủy phân aconitin thành benzoylaconin (độc tính bằng 1/1000 – 1/2000 so với aconitin)

+ Nấu: nấu với nước hay dịch phụ liệu. Trong điều kiện này, aconitin bị thủy phân nhanh hơn thành benzoylaconin, aconitin.

+ Phụ liệu: Phòng phong, cam thảo, đậu đen, đậu xanh

– Tăng tác dụng bổ hỏa (=cường tim), bổ thận

– Chuyển dạng dùng: PTS (dùng ngoài) à PTC (dùng trong)

  • Sự biến đổi TPHH
  • Hàm lượng alc TP: ¯
  • Diester alc. & aconitin: ¯
  • Sự biến đổi TDSH
  • Độc tính: ¯
  • Tác dụng phụ: ¯
  • Tác dụng giảm đau: ¯
  • Tác dụng chống viêm: ¯
  • Tác dụng cường tim: ­
  • Bán hạ
  • Mục đích chế biến

-Làm mất vị ngứa:

+ Phụ liệu: Nước vôi, gừng, nước vo gạo, nước muối, phèn chua

+ Nhiệt độ: 180-2400C

– Tăng dẫn thuốc vào kinh tỳ, vị: + Chế với Gừng tươi, Cam thảo

– Tăng dẫn thuốc vào kinh phế: + Chế với Cam thảo, Bồ kết, Phèn chua

  • Sự biến đổi TPHH

– Alcaloid, acid amin, sterol, acid hữu cơ, tinh bột

– Các phương pháp chế khác nhau cho TPHH khác nhau: như thành phần alcaloid, coumarin, acid amin

– Thành phần acid amin: Vị ngứa giảm thì số vết acid amin trên SKLM giảm

  • Sự biển đổi TDSH
  • Độc tính:

– Bán hạ Nam sống và chế đều không gây độc tính cấp ở liều thử

  • Vị ngứa:

– Thời gian giảm ngứa:

+ Nước vôi trong: 72h

+ Nước gừng tươi, nước vo gạo, nước phèn chua: 120h

– Phối hợp nhiều phụ liệu: TD giảm ngứa tốt hơn

– Nhiệt độ trên 180 oC làm mất vị ngứa

  • Tác dụng:
  • Hà thủ ô đỏ
  • Mục đích chế biến

– Giảm tác dụng bất lợi do tanin và anthranoid:

+ Giảm tính ráo, sáp (Loại tanin)

+ Giảm tác dụng nhuận tràng (Loại anthranoid)

– Tăng tác dụng bổ thận: Chế với dịch nước đậu đen

  • Sự biến đổi TPHH

– HL tanin và anthranoid của mẫu chế biến giảm rõ rệt so với mẫu sống

– HL tanin và anthranoid ở mẫu chế với đậu đen giảm đáng kể so với mẫu không chế với đậu đen.

  • Sự biển đổi TDSH

– Tác dụng tăng trọng: HTO chế có TD tăng trọng nhanh hơn HTO sống

– Tác dụng nhuận tràng, táo bón: HTO chế giảm so với HTO sống

  •  Hà thủ ô đỏ
  • Mục đích chế biến

– Thay đổi tác dụng của Sinh địa:

+ Sinh địa: Đắng, Ngọt, Lương, Thanh nhiệt lương huyết, sinh tân dịch

+ Thục địa: Ngọt, Ôn, bổ âm dưỡng huyết, sinh tân dịch

– Tăng tính ấm, giảm tính hàn: Tác động của nhiệt độ, phụ liệu

  • Sự biến đổi TPHH

– Chế biến địa hoàng thành sinh địa:

+ Đường tăng dần

+ Iridoid glycosid tăng cao

– Chế biến sinh địa thành thục địa:

+ Đường tăng dần

+ Iridoid glycosid giảm dần từ 0,56 (SĐ) đến 0,09% (TĐ)

– Chế biến sinh địa thành thục địa với các phụ liệu khác nhau:

+ Đường thay đổi không đáng kể: đường khử và đường thủy phân có hàm lượng khoảng 20%

+ Iridoid glycosid thay đổi nhiều giữa các mẫu chế biến (0,67 đến 0,14%)

  • Sự biến đổi TDSH

+ Sinh địa: Đắng, Ngọt, Lương, Thanh nhiệt lương huyết, sinh tân dịch  

+ Thục địa: Ngọt, Ôn, bổ âm dưỡng huyết, sinh tân dịch

Bài viết liên quan