1) Nêu tên 1 PPDH/Kĩ thuật dạy học mà mình yêu thích?
Phương pháp đóng vai (PPĐV)
2) Nêu các bước thực hiện PPDH/KTDT;
* Quy trình sử dụng Phương pháp đóng vai (PPĐV) trong dạy học
– Quy trình dạy học đóng vai trực tiếp diễn ra trong cùng một tiết học
Quy trình này gồm 5 bước:
+ Bước 1: GV căn cứ vào nội dung kiến thức của bài, giới thiệu tình huống. Chia nhóm và giao tình huống đóng vai cho từng nhóm, quy định rõ thời gian chuẩn bị kịch bản và thời gian thể hiện kịch bản của từng nhóm.
+ Bước 2: Các nhóm thảo luận, xây dựng kịch bản và phân vai, phối hợp với các vai diễn khác trong nhóm để hình thành kịch bản – diễn xuất.
+ Bước 3: Các nhóm thể hiện kịch bản.
+ Bước 4: GV cùng các thành viên còn lại của lớp cùng quan sát, thảo luận, đánh giá và đưa ra các câu hỏi phản biện, thảo luận hướng vào nội dung kiến thức liên quan mà việc đóng vai thể hiện hoặc truyền tải.
+ Bước 5: Kết luận và rút ra bài học nhận thức, kĩ năng.
3)Áp dụng các bước thực hiện (mục 2) vào 1 phần bài học/bài học cụ thể?
Bài học: Thực hành tiếng Trung qua bài khóa” Câu chuyện Lương Sơn Bá, Chúc Anh Đài” ( Quy mô lớp học: sĩ số 20 sinh viên)- Thực hiện trong phạm vi 2 tiết học (90 phút)
Bước 1: GV phổ biến giới thiệu tình huống câu chuyện, chia nhóm cho SV( mỗi nhóm 5 SV) làm nhiệm vụ lựa chọn đóng vai một trong các nhân vật trong Câu chuyện để kể lại/ diễn lại câu chuyện đó dưới góc nhìn của mình bằng tiếng Trung ( yêu cầu sử dụng tối đa các từ mới được cung cấp trong giáo trình học) (7 phút)
Bước 2: Các nhóm đọc lại bài khóa, thảo luận, xây dựng kịch bản, xác định nhân vật đóng vai người kể chuyện và phân vai đối với các nhân vật còn lại, thành viên nhóm chuẩn bị nhanh việc thể hiện các vai được phân công và phối hợp với các vai diễn khác trong nhóm để hình thành kịch bản – diễn xuất. (25 phút chuẩn bị)
Bước 3: Các nhóm thể hiện kịch bản trong thời gian cho phép (có thể sáng tạo linh hoạt cả về lời thoại và cách thức, hình thức thể hiện). (mỗi nhóm có 5 phút thể hiện, sau mỗi lượt thể hiện, GV và các thành viên còn lại sẽ cùng nhóm thể hiện thảo luận và đánh giá trong vòng 7 phút, sau đó tới lượt nhóm tiếp theo)
Bước 4: GV cùng các thành viên còn lại của lớp cùng quan sát, thảo luận, đánh giá về các vai diễn dựa trên các tiêu chi ban đầu mà GV đưa ra (truyền tải đúng nội dung cốt lõi của câu chuyện, sử dụng hiệu quả các từ mới tiếng Trung được cung cấp trong bài giảng); và đưa ra các câu hỏi phản biện, thảo luận hướng vào nội dung kiến thức liên quan mà việc đóng vai thể hiện hoặc truyền tải, không quá chú trọng vào năng lực thể hiện các vai diễn. Trong bước này, GV và SV khác có thể phỏng vấn, đặt các câu hỏi cho các vai diễn. ( Ngoài ra, kết hợp nhận xét bổ sung đối với các lỗi về diễn đạt tiếng Trung, lỗi phát âm… và sửa lại trực tiếp tại buổi học nếu thời gian cho phép).
Bước 5: Kết luận và rút ra bài học nhận thức, kĩ năng. Trên cơ sở đánh giá nội dung, ý nghĩa và năng lực thể hiện kịch bản, SV tự rút ra các bài học nhận thức và ứng dụng kĩ năng dưới sự điều hành và vai trò “hướng đạo” của GV. (Thời gian còn lại)
Tên bài:
Đối tượng:
Thời gian:
Mục tiêu:
GV chuyển giao nhiệm vụ: GV giới thiệu tình huống câu chuyện, yêu cầu SV thực hiện nhóm, đóng vai để hoàn thành nhiệm vụ sau:
Nhiệm vụ: Trình diễn câu chuyện Lương Sơn bá – Chúc Anh Đài bằng cách sử dụng sử dụng tối đa các từ mới được cung cấp trong giáo trình học (tối đa…..phút)
GV cung cấp tiêu chí đánh giá cho phần trình diễn, gồm:
Tiêu chí | Xuất sắc (3 điểm) | Khá (2 điểm) | Cần cải thiện (1 điểm) |
Từ vựng & Ngữ pháp | Sử dụng chính xác và linh hoạt tối đa các từ vựng, ngữ pháp trong giáo trình. | Sử dụng chính xác và linh hoạt phần lớn từ vựng, ngữ pháp trong giáo trình. | Sử dụng từ vựng và ngữ pháp chưa chính xác, không linh hoạt, có lỗi sai cơ bản. |
Nội dung & Diễn xuất | Diễn xuất tự tin, truyền tải nội dung một cách tự nhiên, cảm xúc, thể hiện rõ tâm trạng và tính cách nhân vật. | Diễn xuất khá tự tin, truyền tải nội dung tương đối rõ ràng, cảm xúc, thể hiện được phần nào tâm trạng và tính cách nhân vật. | Diễn xuất thiếu tự tin, truyền tải nội dung chưa rõ ràng, thể hiện thiếu cảm xúc và tính cách nhân vật. |
Phát âm & Ngữ điệu | Phát âm chuẩn, ngữ điệu tự nhiên, rõ ràng, phù hợp với từng nhân vật. | Phát âm tương đối chuẩn, ngữ điệu rõ ràng, nhưng có phần cứng nhắc. | Phát âm chưa chuẩn, ngữ điệu chưa rõ ràng, khó hiểu. |
Giao tiếp & Ứng biến | Ứng biến linh hoạt, tự tin trong các tình huống đối thoại, thể hiện sự tương tác tự nhiên với bạn diễn. | Ứng biến tương đối linh hoạt, có phần ngập ngừng trong các tình huống đối thoại. | Ứng biến kém, thiếu tự tin, không tương tác với bạn diễn. |
Chuẩn bị & Ôn tập | Chuẩn bị tốt, ôn tập kỹ các từ vựng, ngữ pháp trong giáo trình, hiểu rõ nội dung và vai diễn. | Chuẩn bị tương đối tốt, ôn tập phần lớn từ vựng, ngữ pháp trong giáo trình, hiểu tương đối rõ nội dung và vai diễn. | Chuẩn bị chưa tốt, ôn tập không đủ, hiểu không rõ nội dung và vai diễn. |
Tổng điểm: 15 điểm (5 tiêu chí x 3 điểm)
Kết quả đánh giá:
- 13-15 điểm: Xuất sắc
- 9-12 điểm: Khá
- 5-8 điểm: Cần cải thiện
- Dưới 5 điểm: Chưa đạt yêu cầu
SV thực hiện nhiệm vụ:
- Sinh viên được chia thành các nhóm: 5SV/nhóm.
- Nhóm đọc lại bài khóa, thảo luận, xây dựng kịch bản, xác định nhân vật đóng vai người kể chuyện và phân vai đối với các nhân vật còn lại, thành viên nhóm chuẩn bị nhanh việc thể hiện các vai được phân công và phối hợp với các vai diễn khác trong nhóm để hình thành kịch bản – diễn xuất trong thời gian ….phút. Phần kịch bản và phân công phối hợp được trình bày trên giấy A2
- các nhóm thực hành diễn xuất ở các không gian riêng biệt trong thời gian ….phút.
- GV có thể di chuyển tại không gian các nhóm, lưu ý
Bước 3: Các nhóm thể hiện kịch bản trong thời gian cho phép (có thể sáng tạo linh hoạt cả về lời thoại và cách thức, hình thức thể hiện). (mỗi nhóm có 5 phút thể hiện, sau mỗi lượt thể hiện, GV và các thành viên còn lại sẽ cùng nhóm thể hiện thảo luận và đánh giá trong vòng 7 phút, sau đó tới lượt nhóm tiếp theo)
Bước 4: GV cùng các thành viên còn lại của lớp cùng quan sát, thảo luận, đánh giá về các vai diễn dựa trên các tiêu chi ban đầu mà GV đưa ra (truyền tải đúng nội dung cốt lõi của câu chuyện, sử dụng hiệu quả các từ mới tiếng Trung được cung cấp trong bài giảng); và đưa ra các câu hỏi phản biện, thảo luận hướng vào nội dung kiến thức liên quan mà việc đóng vai thể hiện hoặc truyền tải, không quá chú trọng vào năng lực thể hiện các vai diễn. Trong bước này, GV và SV khác có thể phỏng vấn, đặt các câu hỏi cho các vai diễn. ( Ngoài ra, kết hợp nhận xét bổ sung đối với các lỗi về diễn đạt tiếng Trung, lỗi phát âm… và sửa lại trực tiếp tại buổi học nếu thời gian cho phép).
Bước 5: Kết luận và rút ra bài học nhận thức, kĩ năng. Trên cơ sở đánh giá nội dung, ý nghĩa và năng lực thể hiện kịch bản, SV tự rút ra các bài học nhận thức và ứng dụng kĩ năng dưới sự điều hành và vai trò “hướng đạo” của GV. (Thời gian còn lại)