Câu 1. Trình bày học thuyết Ngũ hành về khái niệm ,quy luật hoạt động và sự quy nạp vào thiên nhiên ,con người?
Học thuyết ngũ hành là triết học cổ đại của phương Đông giải thích mối quan hệ hữu cơ giữa các sự vật trong quá trình vận động và biến hóa.
Trong y học cổ truyền phương Đông, học thuyết ngũ hành cùng học thuyết âm đương là các học thuyết cơ bản chỉ đạo toàn bộ cơ sở lý luận của y học cổ truyền.
* quy luật hoạt động
1. Quy luật tương sinh, tương khắc
Trong tình trạng hoạt động bình thường, ngũ hành vừa tương sinh lại vừa tương khắc để giữ cân bằng, hài hòa giữa các sự vật liên quan. Nếu chi sinh mà không có khắc sẽ dẫn đến tình trạng phát triển quá mức, phá vỡ sự cân bằng tự nhiên. Nếu chi khắc mà không sinh sẽ dẫn đến suy thoái, tàn lụi cũng phá vỡ sự cân bằng tự nhiên.
1.1. Ngũ hành tương sinh
Tương sinh là giúp đỡ thúc đầy, nuôi dưỡng. Hành sinh ra hành khác gọi là hành mẹ, được sinh ra gọi là hành con. Mộc sinh hoa, hỏa sinh thổ, thổ sinh kim, kim sinh thủy, thủy sinh mộc. Mộc là mẹ của hỏa và là con của thủy.
1.2. Ngũ hành tương khắc
Tương khắc là ngăn cản, kiềm chế, giám sát.
Mộc khắc thổ,
Thổ khắc thủy,
Thủy khắc hòa,
Hỏa khắc kim.
Kim khắc mộc.
2. Quy luật tương thừa, tương vũ
Khi tương sinh, tương khắc bị rồi loạn sẽ chuyển thành tương thừa, tương vũ.
2.1. Ngũ hành tương thừa
Tương thừa là khắc quá mạnh làm ngưng trệ hoạt động của hành bị khắc.
Ví dụ: Trong điều kiện sinh lý bình thường, can mộc khắc tỷ thổ. Khi can mộc căng thẳng quá mức sẽ “thừa” tỳ, làm cho ty thổ sinh bệnh. Trường hợp này biểu hiện ở cơ thể bệnh sinh của bệnh viêm dạ dày do yếu tố thần kinh căng thẳng. Y học cổ truyền gọi là chứng Can thừa tỳ hoặc Can khí phạm vị.
2.2. Ngũ hành tương vũ
Tương vũ là phản đối, chống lại. Trường hợp hành khắc quá yếu, không kiềm chế được hành bị khắc để hành này phản vũ lại, gây bệnh cho hành khắc.
Ví dụ: Bình thường tỳ thổ khắc thận thủy. Trường hợp tỷ thổ bị suy yếu, thận thủy sẽ phản vũ lại. Trường hợp này gặp trong phủ do suy dinh dưỡng (Do thiều ăn và bệnh đường tiêu hóa mạn tính không hấp thụ được dinh dưỡng).
*Sự quy nạp vào thiên nhiên
Ngũ hành được ứng dụng để giải thích hiện tượng tự nhiên, bao gồm các yếu tố cơ bản như khí hậu, thời tiết, và các chu kỳ vận động của thiên nhiên:
• Kim: Tượng trưng cho mùa thu, biểu thị tính chất cứng rắn, thanh thoát, kim loại, và gió lạnh.
• Mộc: Đại diện cho mùa xuân, sự sinh sôi nảy nở, cây cối, sự phát triển.
• Thủy: Tương ứng với mùa đông, tượng trưng cho nước, tính linh hoạt, mềm mại nhưng tiềm ẩn sức mạnh.
• Hỏa: Gắn với mùa hè, biểu thị lửa, ánh sáng, nhiệt, và sự bùng nổ, phát triển mạnh mẽ.
• Thổ: Là sự chuyển giao giữa các mùa hoặc cuối mùa hè, đại diện cho đất, sự ổn định và nuôi dưỡng.
*Quy nạp vào con người
Học thuyết Ngũ hành cũng được áp dụng rộng rãi trong y học cổ truyền, nhân tướng học và triết học để lý giải sự vận động của cơ thể và tính cách con người:
• Ngũ tạng: Tương ứng với 5 hành:
• Kim: Phổi (Phế)
• Mộc: Gan (Can)
• Thủy: Thận
• Hỏa: Tim (Tâm)
• Thổ: Lá lách (Tỳ)
• Ngũ giác quan:
• Kim: Mũi (khứu giác)
• Mộc: Mắt (thị giác)
• Thủy: Tai (thính giác)
• Hỏa: Lưỡi (vị giác)
• Thổ: Miệng (vị giác, giọng nói)
• Tính cách con người:
• Kim: Người mang tính cách cương trực, dứt khoát nhưng có thể cứng nhắc.
• Mộc: Người có tinh thần sáng tạo, thích nghi nhanh, có khả năng phát triển mạnh mẽ.
• Thủy: Tính cách uyển chuyển, sâu sắc, linh hoạt, đôi khi bí ẩn.
• Hỏa: Nhiệt tình, năng động, bộc trực, nhưng đôi khi dễ nóng vội.
• Thổ: Ổn định, đáng tin cậy, giàu lòng trắc ẩn nhưng đôi khi bảo thủ.
Câu 2. Trình bày học thuyết Âm dương về khái niệm ,quy luật hoạt động và ứng dụng trong cấu tạo cơ thể ,trong chữa bệnh?
Học thuyết Âm Dương là một triết thuyết cổ đại của Trung Quốc, giải thích bản chất và sự vận động của vũ trụ thông qua hai nguyên lý cơ bản: Âm và Dương. Đây là hai mặt đối lập, vừa mâu thuẫn, vừa bổ sung cho nhau, tạo thành sự cân bằng và động lực cho sự tồn tại, phát triển của mọi sự vật, hiện tượng.
*Quy luật hoạt động
1. Âm dương đối lập
Âm dương đối lập mà thống nhất, tồn tại trong mọi sự vật và hiện tượng tự nhiên.
Đối lập có nghĩa là mâu thuẫn, chế ước lẫn nhau, ví dụ: trên dưới, trong – ngoài, vào – ra, đồng hóa – dị hóa, hưng phấn – ức chế, mưa – nắng, nóng – lạnh, trời
– đất, thiện – ác, gầy – béo, cao – thấp, trắng – đen…
Đối lập có những mức độ:
Đối lập tuyệt đối: sống – chết; nóng – lạnh.
Đối lập tương đối như: khỏẻ – yếu; ấm – mát.
Mỗi sự vật, hiện tượng đều có 2 mặt âm dương. Tuy nhiên trong nội bộ âm dương còn có trong âm có dương, trong dương có âm; trong dương có dương, trong dương có âm.
2. Âm dương hỗ căn
Hỗ là tương, căn là rễ, là gốc. Hỗ căn có nghĩa là tương tác nương tựa, giúp đỡ, thúc đẩy lẫn nhau trên cùng một gốc. Hai mặt âm dương tuy đối lập nhau nhưng phải nương tựa vào nhau mới tồn tại được (Đối lập trong một thể thống nhất).
Ví dụ: trong con người có quá trình đồng hóa và dị hóa. Có đồng hóa mới có dị hóa và dị hóa thúc đẩy đồng hóá.
Quá trình hưng phấn và ức chế là hai quá trình đối lập. Một hoạt động của hệ thần kinh, có hưng phấn thì phải có ức chế.
3. Âm dương tiêu trướng
Nói lên sự vận hành không ngừng, chuyển hóa lẫn nhau giữa hai mặt Âm dương để duy trì tình trạng thăng bàng tương đối của sự vật.
Âm và dương không cố định mà luôn biến động, khi tăng khi giảm theo chu kì hình Sin.
Âm tiêu dương trưởng, dương tiêu âm trưởng.
Thời sinh học ngày nay cũng đã khẳng định quy luật trên, vạn vật đều hoạt động theo “đồng hồ sinh học” từ cực tiểu đến cực đại rồi từ cực đại đến cực tiểu.
Âm, dương biến động đến mức cực đại thì chuyển hóa âm thành dương, dương thành âm. (Âm cực sinh dương, dương cực sinh âm).
Ví dụ:
Sốt nóng quá cao sẽ dẫn đến co giật và sau đó cơ thể lại lạnh giá.
Mùa xuân trời ấm áp dẫn đến mùa hè nóng bức là quá trình âm tiêu dương trưởng. Mùa thu trời mát dần đến mùa đông lạnh lẽo là quá trình dương tiêu, âm trưởng.
4. Âm dương bình hành
Âm dương đối lập, hỗ căn, tiêu trưởng nhưng bình hành để lập thế cân bằng của 2 mặt âm dương.
Bình hành là song song vận hành cũng có nghĩa là cân bằng, bằng nhau. Cân bằng của học thuyết âm dương là cân bằng động, cân bằng sinh học.
Âm dương bình hành trong quá trình tiêu trưởng và tiêu trưởng phải bình hành.
Ví dụ: từ 12 giờ đêm thì dương sinh. Lúc này trời đất bắt đầu theo xu hướng sáng dần, bóng tối bắt đầu lui dần song song. Giữa trưa, khi dương cực thì âm sinh, lúc này khí hậu biến chuyển theo hướng mát dần, ánh sáng nhạt dần.
5. Biểu tượng học thuyết âm dương
– Là hình đồ Thái cực: gồm
+ Vòng tròn to tượng trưng thái cực.
+ Nửa trắng là dương, nửa đen là âm (Lưỡng nghi).
+ Đường cong giữa phần đen và tiếp là đường cong Thái cực.
+ Vòng tròn nhỏ trắng trong phần đen là dương trong âm (Thiếu dương).
+ Vòng tròn đen trong phần trắng là âm trong dương (Thiếu âm).
– Đuôi nhỏ phần đen tiếp với dầu lớn phần trắng biểu hiện dương trưởng âm êu, đuôi nhỏ phần trắng tiếp nối dầu lớn phần đen là biểu hiện âm trưởng dương êu.
Phần trắng và phần đen bao giờ cũng bằng nhau biểu hiện âm dương luôn cân ing trong quá trình tiêu trưởng.
Câu 3. Trình bày chức năng của tạng Tâm?
Trong y học cổ truyền Đông phương, tạng Tâm đóng vai trò quan trọng và được xem là “chủ tể” của các cơ quan trong cơ thể. Tạng Tâm không chỉ liên quan đến chức năng sinh lý mà còn ảnh hưởng đến tinh thần và cảm xúc.
Chức năng chính của tạng Tâm:
1. Chủ về huyết mạch:
• Tâm là cơ quan bơm máu, giúp duy trì tuần hoàn, nuôi dưỡng toàn bộ cơ thể.
• Huyết dịch được lưu thông tốt hay không phụ thuộc vào Tâm. Tâm khỏe thì huyết mạch thông suốt, sắc mặt hồng hào.
2. Chủ về thần minh (hoạt động tinh thần):
• Tâm là nơi cư trú của thần (thần minh), liên quan đến các hoạt động ý thức, trí tuệ, tinh thần và cảm xúc.
• Khi Tâm khỏe, tinh thần minh mẫn, giấc ngủ ngon, khả năng nhận thức và trí nhớ tốt. Khi Tâm yếu, người bệnh thường mất ngủ, hay quên, lo âu, dễ căng thẳng.
3. Chức năng điều hòa và chi phối mồ hôi:
• Tâm có mối quan hệ với mồ hôi. Mồ hôi là “dịch của tâm”, khi tâm hoạt động quá mức hoặc suy yếu sẽ gây ra các tình trạng như đổ mồ hôi trộm, mồ hôi nhiều.
4. Biểu hiện ra ngoài ở lưỡi:
• Lưỡi là “cửa ngõ” của Tâm. Tình trạng của Tâm có thể được nhận biết qua lưỡi. Nếu Tâm hoạt động tốt, lưỡi sẽ có màu hồng tươi, nói năng lưu loát. Khi Tâm bị tổn thương, lưỡi có thể bị nhợt nhạt, hoặc có màu đỏ sẫm, người bệnh nói năng khó khăn.
5. Quan hệ với cảm xúc “hỷ” (niềm vui):
• Tâm liên quan đến cảm xúc vui vẻ. Khi Tâm cân bằng, con người cảm thấy vui vẻ, thoải mái. Nếu Tâm quá vượng hoặc suy yếu, có thể dẫn đến các biểu hiện như cười nói quá mức hoặc rối loạn tâm thần.
Câu 4. Trình bày chức năng của tạng Tỳ ?
Trong y học cổ truyền Đông phương, tạng Tỳ là một trong năm tạng quan trọng (Tâm, Can, Tỳ, Phế, Thận), đóng vai trò trung tâm trong quá trình tiêu hóa, chuyển hóa và vận chuyển chất dinh dưỡng. Tạng Tỳ không chỉ liên quan đến chức năng tiêu hóa mà còn ảnh hưởng đến khí huyết và các hoạt động tinh thần.
Chức năng chính của tạng Tỳ:
1. Chủ vận hóa (tiêu hóa và hấp thu thức ăn):
• Tỳ có nhiệm vụ chuyển hóa thức ăn thành tinh chất (gọi là tinh vi) để nuôi dưỡng cơ thể. Tinh chất này được vận chuyển lên Phế để tạo thành khí huyết.
• Nếu Tỳ khỏe, quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi, cơ thể hấp thu đầy đủ dinh dưỡng. Khi Tỳ yếu, dễ gặp các vấn đề như chán ăn, đầy bụng, tiêu chảy.
2. Chủ thống nhiếp huyết (kiểm soát máu huyết):
• Tỳ có chức năng giữ máu lưu thông trong mạch. Khi Tỳ suy yếu, khả năng thống nhiếp huyết kém, có thể dẫn đến các hiện tượng như xuất huyết dưới da, chảy máu cam, rong kinh.
3. Chủ cơ nhục, tứ chi:
• Tỳ cung cấp dinh dưỡng cho các cơ và tứ chi. Tỳ khỏe mạnh thì cơ bắp săn chắc, tứ chi khỏe mạnh. Khi Tỳ suy yếu, cơ bắp trở nên mềm nhão, cơ thể mệt mỏi, tứ chi yếu ớt, uể oải.
4. Biểu hiện ra bên ngoài ở môi, miệng:
• Tỳ có mối liên hệ mật thiết với môi và miệng. Khi Tỳ khỏe, môi hồng hào, miệng ăn uống ngon miệng. Khi Tỳ yếu, môi nhợt nhạt, khô, hay bị lở miệng.
5. Chủ về ý nghĩ (tư duy):
• Tỳ ảnh hưởng đến hoạt động tư duy, suy nghĩ. Khi Tỳ khỏe, tinh thần minh mẫn, khả năng tập trung cao. Khi Tỳ hư, dễ bị lo lắng, suy nghĩ nhiều, khó tập trung, trí nhớ giảm sút.
6. Quản lý sự vận hành của nước trong cơ thể:
• Tỳ tham gia điều tiết và chuyển hóa dịch lỏng, giúp ngăn ngừa hiện tượng tích nước trong cơ thể. Nếu Tỳ suy yếu, có thể dẫn đến tình trạng ứ nước, phù thũng.
Câu 5. Trình bày chức năng của tạng Can ?
Trong y học cổ truyền Đông phương, tạng Can (gan) đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí huyết, lưu trữ máu và hỗ trợ các hoạt động tinh thần. Can không chỉ liên quan đến chức năng sinh lý mà còn ảnh hưởng đến cảm xúc và tinh thần của con người.
Chức năng chính của tạng Can:
1. Chủ sơ tiết (điều hòa và lưu thông khí):
• Can có chức năng điều tiết và lưu thông khí trong cơ thể, giúp các tạng phủ hoạt động nhịp nhàng.
• Nếu Can khí lưu thông tốt, cơ thể khỏe mạnh, tinh thần thoải mái. Khi Can khí bị ứ trệ, sẽ dẫn đến cảm giác bức bối, tức ngực, đau đầu, đầy bụng.
2. Tàng trữ huyết (dự trữ máu):
• Can có vai trò dự trữ máu và điều tiết lượng máu lưu thông trong cơ thể.
• Khi cơ thể nghỉ ngơi, máu được lưu trữ trong Can. Khi hoạt động, máu sẽ được giải phóng để nuôi dưỡng cơ thể.
• Can khỏe mạnh giúp duy trì lượng máu ổn định, sắc mặt hồng hào. Khi Can yếu, có thể dẫn đến thiếu máu, chóng mặt, hoa mắt.
3. Chủ cân (điều khiển gân):
• Can có chức năng nuôi dưỡng và điều khiển gân. Can khỏe mạnh giúp gân cốt linh hoạt, vận động dễ dàng.
• Khi Can suy yếu, gân kém đàn hồi, có thể xuất hiện tình trạng chuột rút, co cứng cơ bắp, đau khớp.
4. Biểu hiện ra bên ngoài ở mắt:
• Mắt được xem là cửa ngõ của Can. Can cung cấp huyết để nuôi dưỡng mắt.
• Khi Can khỏe, mắt sáng, tinh anh. Khi Can yếu, mắt có thể mờ, khô, hoặc bị các vấn đề như quáng gà, mỏi mắt.
5. Chủ về cảm xúc “nộ” (giận dữ):
• Can liên quan chặt chẽ đến cảm xúc, đặc biệt là giận dữ. Khi Can khí bị ứ trệ, con người dễ cáu gắt, tức giận.
• Nếu Can hoạt động tốt, tinh thần sẽ thoải mái, dễ chịu. Khi Can suy yếu hoặc khí uất kết, sẽ dẫn đến các vấn đề như trầm cảm, lo âu.
Câu 6. Trình bày tác nhân gây bệnh Phong về phân loại ,đặc điểm và các chứng bệnh?
a) Phân loại:
– Phong có hai loại:
+ Ngoại Phong là gió, chủ khí về mùa xuân nhưng mùa nào cũng gây bệnh, hay phối hợp với các khí khác: Hàn, thấp, nhiệt thành phong hàn, phong thấp, Phong nhiệt
+ Nội phòng sinh ra do công năng của tạng can bất thường (can Phong) xuất hiện các chứng: co giật, hoa mắt, chóng mặt…
b) Đặc điểm:
– Phong là Dương tà hay đi lên và ra ngoài, nên hay gây bệnh ở phần trên của cơ thể (đầu, mặt) và ở phần ngoài (cơ, biểu) làm ra lông khai tiết: ra mồ hôi, sợ gió, mạch phù…
– Phòng hay di động và biến hóa: bệnh do Phong hay di chuyển như đau khớp, đau chỗ này chỗ khác, ngứa nhiều chỗ nên gọi là Phong động biến hóa bệnh nặng, nhẹ mau lẹ
c) Chứng bệnh:
*Các chứng bệnh hay xuất hiện do Phong:
– Phong hàn:
+ Cảm mạo do lạnh: ngạt mũi, chảy nước mũi, sợ lạnh, sợ gió, mạch phù
+ Đau dây thần kinh ngoại biên, đau các khớp do lạnh
+ Ban chẩn dị ứng, viêm mũi dị ứng do lạnh
– Phong nhiệt:
+ Cảm mạo có sốt, giai đoạn đầu các bệnh truyền nhiễm: sốt, sợ gió, không sợ lạnh, học ở đâu, nước tiểu vàng, chất lưỡi và rêu lưỡi vàng, mạch phù sác
+ Viên màng tiếp hợp theo mùa, viêm khớp cấp
– Phong thấp:
+ Viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp
+ Đầu các dây thần kinh ngoại biên
*Chứng nội Phong (can phong):
Do can khí thực kích động đến cân hay do can huyết hư không nuôi dưỡng cân:
– Sốt cao co giật (kinh phong)
– Bệnh cao huyết áp do can thận âm hư làm can Dương nổi lên gây nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt
– Các tai biến mạch máu não do nhũn não, chảy máu não do can huyết hư gây ra các chứng: liệt nửa người, chân tay co quắp…
Câu 7. Trình bày tác nhân gây bệnh Hàn vê phân loại ,đặc điểm và các chứng bệnh
a) Phân loại : hai loại
– Ngoại Hàn do lạnh, chủ khí về mùa đông gây ra bệnh ở cơ thể bằng hai cách: thương hàn là Hàn phạm vào phần cơ biểu bên ngoài, trúng hàn là Hàn trực trúng vào tạng phủ
– Nội hàm là do dương khí của cơ thể kém làm cho các cơ năng giảm sút gây ra bệnh
b) Đặc điểm
– Hàn là âm tà hay làm tổn thương dương khí: như Hàn phạm vào da cơ, vệ khí bị yếu gây cảm mạo, Hàn phạm vào tỳ vị làm tỳ dương hư không vận hóa được thủy cốc gây ỉa chảy, chân tay lạnh
– Hàn gây ngưng trệ hay gây đau tại chỗ: Hàn xâm phạm vào cơ thể gây khí huyết ứ trệ, không thông gây đau như: đau dạ dày do trời lạnh, cước làm xung huyết gây đau
– Hàn hay gây co rút, làm bế tắc lại, như lạnh gây co cứng cơ, đau vai gáy, đau lưng, chuột rút các cơ do lạnh
c) Chứng bệnh
– Phong hàn: ho nhiều, ngạt mũi, sốt nhẹ, chảy nước mũi…
– Phong thấp: đi ỉa chảy, nôn mửa, đau bụng do lạnh….
*Chứng Nội Hàn: thường do dương hư
– Tâm phế dương hư:
+ Chứng tác động mạch vành, mùa lạnh hay gặp
+ Hen kèm với những triệu chứng dương hư. Vì thận dương hư không nạp phế khí
– Tỳ vị hư hàn: ăn kém, đầy bụng, sợ lạnh, chân tay lạnh, ỉa chảy, mạch trầm trì, trầm nhược
– Thận dương hư: người già sợ lạnh, chân tay lạnh, ỉa chảy, tiểu tiện nhiều lần
Câu 8. Trình bày tác nhân gây bệnh Thấp vé phân loại ,đặc điểm và các chứng bệnh?
a) Phân loại: hai loại
– Ngoại thấp: là độ ẩm thấp là chủ khí vào cuối hạ, hay gặp ở nơi ẩm thấp, những người làm việc ở nơi thấp
– Nội thấp là do tỳ hư vận hóa giảm sút, Tân dịch đình lại gây thất
b) Đặc điểm
– Thấp hay gây ra những chứng nặng nề như đau khớp do thấp chân tay mình mẩy nặng nề, cảm mạo do lạnh thêm thấp thấy nhừ toàn thân
– Hay bài tiết ra chất đục (thấp trọc): như đại tiện lỏng, gây nước tiểu đục, chảy nước đục trong bệnh chàm (nấm)
– Thấp hay gây dính, nhớt: miệng dính nhớt, tiểu tiện khó (sáp), khi gây bệnh khó trừ được nên hay tái phát như phong thấp
– Thấp là âm tà hay làm tổn thương dương khí, gây trở ngại cho khí vận hành
– Thấp làm cho dương khí của tỳ vị giảm sút, ảnh hưởng đến sự vận hóa đồ ăn gây các chứng bệnh về tiêu hóa như nhạt miệng , ăn kém, đầy bụng, ỉa chảy, mót rặn
c) Các chứng bệnh
– Phong thấp: viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, đau dây thần kinh ngoại biên…
– Hàng thấp: người nặng nề, các khớp xương co duỗi khó, đau; sợ lạnh, đau bụng, tiêu chảy,…
– Thấp chẩn: bệnh chàm (nấm)
– Thấp nhiệt: gồm tất cả các bệnh nhiễm trùng ở đường tiết niệu, sinh dục và tiêu hóa như: viêm gan, viêm đường dẫn mật, ỉa chảy nhiễé m trùng, viêm phần phụ, viêm niệu đạo…
*Chứng nội thấp:
– Nguyên nhân do tỳ hư không vận hóa được thủy thấp gây ra các chứng:
+ Ở thượng tiêu: đầu nặng, hoa mắt, tức ngực, chậm tiêu, miệng dính, chân tay nặng nề….
+ Ở Hạ tiêu: gặp phù ở chân, nước tiểu ít, phụ nữ ra khí hư…
Câu 9. Trinh bày hai thuộc tính của một vị thuốc (tính và vị) và ứng dụng trong chế biến, chữa bệnh ?
a) Hai thuộc tính của một vị thuốc:
*Tứ khí:
– Còn gọi là từ tính gồm: hàn (lạnh), nhiệt (nóng), ôn (ấm), lương (mát) Bốn loại tính chất này do sự phản ứng cơ thể khi dùng thuốc, mà nhận thấy
– Hàn lương thuộc âm; nhiệt, ôn, thuộc dương. – – Những thuốc hàn dương còn gọi là âm dược dùng để thanh nhiệt hoả, giải độc, tính chất trầm giáng chữa chứng nhiệt, dương chứng.
– Những thuốc ôn nhiệt còn gọi là dương dược để ôn trung, tán hàn, tính chất thăng phù để chữa chứng hàn, âm chứng.
– Ngoài ra còn một số loại thuốc không rõ rệt tính chất hoà hoàn gọi là tính bình.
– Vì vậy, muốn chữa bệnh và sử dụng thuốc đúng đắn, phải chẩn đoán bệnh xem thuộc chứng hàn hay chứng nhiệt, sau đó nắm chắc tính chất của thuốc để sử dụng. Chẩn đoán sai, dùng nhầm thuốc sẽ đem lại hậu quả không tốt cho người bệnh
*Ngũ vị:
– Thông qua vị giác mà nhận thấy vị: cay (tân), chua (toan), đắng (khổ) ngọt (cam), mặn (hàm) của vị thuốc. Ngoài ra còn vị đạm không có vị rõ rệt
– Vị cay (tân): có tác dụng phát tán, dùng để giải biểul (chữa các chứng hư, hoà hoãn để giảm cơn đau, bớt độc tính của thuốc hay giảm độc cơ thể khi dùng làm thuốc, điều hoà tính của các vị thuốc) như: Hoàng kỳ bổ khí, Mạch môn bổ âm, Kẹo mạch nha chữa cơn đau dạ dày.
– Vị đắng (khổ): có tác dụng tả hạ và táo thấp dùng để chữa chứng nhiệt, chứng thấp, như: Hoàng liên, Hoàng bá thanh nhiệt trừ thấp chữa lỵ và ỉa chảy nhiễm trùng; Thương truật kiện kỳ táo thấp chữa ỉa chảy, đờm nhiều.
– Vị chua (toan): hay thu liễm, cố sáp, giảm đau dùng để chữa chứng ra mồ hôi, ỉa chảy, di tinh. Như Kim anh, Sơn thù liễm mồ hôi, cố tinh, sáp niệu, Kha tử, Ngũ bột tử chữa ỉa chảy lâu ngày, sau trực tràng; Ô mai chữa đau bụng cho giun.
– Vị mặn (hàm): hay đi xuống, làm mềm nơi bị cứng hoặc các chất ứ đọng cứng rắn (nhuyễn kiên), thường dùng chữa táo bón, lao hạch, viêm hạch như: Mang tiêugây nhuận tràng, tẩy.
– Vị ngọt: có tác dụng bổ dưỡng để chữa các chứng hư, hòa hoãn giảm cơn đau, như đẳng sâm, Hoàng Kỳ, thục địa
– Vị đạm: hay thắng thấp, lợi niệu dùng chữa các chứng bệnh do thuỷ thấp gây ra (phũ thũng), như: Ý dĩ, Hoạt thạch có tác dụng lợi niệu.
b) Ứng dụng trong chế biến, chữa bệnh:
– Chế biến: Tính và vị của thuốc được sử dụng trong quá trình chế biến để tăng cường hiệu quả điều trị và giảm tác dụng phụ. Ví dụ, một số vị thuốc cần được sao vàng để giảm tính độc hoặc làm tăng hiệu quả điều trị. Phương pháp tẩm, ướp hoặc nấu cùng các thành phần khác cũng giúp điều chỉnh tính và vị của thuốc.
+ Tính và vị kết hợp với nhau thành tính năng thuốc, không thể tách rời được
+ Có những thứ thuốc một khí nhưng kiêm mấy vị: Quế Chi tính ôn nhưng vị ngọt, cây; sinh địa Tĩnh lạnh nhưng vị đắng, ngọt
-Chữa bệnh: khi sử dụng thuốc trên lâm sàng phải nắm đồng thời tính và vị của thuốc. VD: nếu sốt do biểu nhiệt dùng thuốc tân lương giải biểu như Bạc hà, Sài hồ; nếu sốt do thực hiện dùng thuốc đắng lạnh (khổ hàn) như Hoàng liên, Đại hoàng; do hư nhiệt vì tân dịch hao tổn dùng thuốc ngọt lạnh (cam hàn) như Sinh địa: Huyền sâm.
+ Ngoài ra còn dựa vào quan hệ giữa ngũ vị, ngũ sắc, ngũ tạng để tìm cây thuốc, sơ bộ nhận xét về tác dụng lâm sàng như: vị chua, sắc xanh vào can: vị ngọt, sắc vàng vào tỳ: vị cay, sắc trắng vào phế: vị đắng, sắc đỏ vào tâm: vị mặng sắc đen vào thận.
Câu 10. Trình bày vị thuốc Quế chi về nguồn gốc ,tính vị ,quy kinh, công năng chủ trị và liêu dùng?
- Nguồn gốc: Quế chi là phần cành non hoặc nhánh nhỏ của cây quế.
- Tính: Ôn (ấm nóng).
- Vị: Cay, ngọt nhẹ.
- Quy kinh: Tâm, Phế, Bàng quang
- Công năng và chủ trị:
- 1. Phát tán phong hàn:
- • Quế chi giúp làm ấm cơ thể, phát tán hàn khí, đặc biệt hiệu quả trong các trường hợp cảm lạnh do phong hàn.
- • Chủ trị: Cảm mạo phong hàn, sốt, ớn lạnh, đau đầu, không ra mồ hôi.
- 2. Thông dương, hoạt huyết:
- • Quế chi giúp làm ấm kinh lạc, tăng cường lưu thông khí huyết, điều hòa cơ thể.
- • Chủ trị: Đau nhức xương khớp do hàn thấp, đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều.
- 3. Hỗ trợ điều hòa dinh vệ (cân bằng khí huyết):
- • Quế chi điều hòa sự vận hành của dinh khí và vệ khí, hỗ trợ các cơ quan hoạt động hài hòa.
- • Chủ trị: Chứng mồ hôi trộm, cơ thể suy nhược, mất ngủ.
- 4. Làm ấm phổi, trừ đàm:
- • Giúp giảm ho, làm ấm đường hô hấp, trừ đờm do lạnh.
- • Chủ trị: Ho đờm, tức ngực do phong hàn.
- Liều dùng: 4 – 12g mỗi ngày, tùy theo tình trạng bệnh và cơ địa.
- • Dạng dùng: Sắc uống, tán bột, hoặc kết hợp trong các bài thuốc hoàn, tán.
Câu 11. Trình bày vị thuốc Bạc hà về nguồn gốc ,tính vị ,quy kinh, công năng chủ trị và liêu dùng?
- Nguồn gốc: Toàn cây trên mặt đất (thân, lá, hoa) của cây bạc hà.
- Tính: Mát.
- Vị: Cay, the, mát.
- Quy kinh: Phế, Can
- công năng chủ trị:
1. Giải biểu, tán phong nhiệt:
• Bạc hà giúp làm ra mồ hôi, hạ sốt, giải độc, đặc biệt hiệu quả trong trường hợp cảm mạo phong nhiệt.
• Chủ trị: Cảm mạo phong nhiệt, sốt, nhức đầu, sổ mũi, đau họng.
2. Thanh nhiệt, lợi yết hầu:
• Giảm viêm họng, làm mát đường hô hấp, trị ho có đờm.
• Chủ trị: Viêm họng, ho khan, khàn giọng, đau họng.
3. Làm sáng mắt, thông họng:
• Giảm các triệu chứng như đỏ mắt, chảy nước mắt do phong nhiệt.
• Chủ trị: Đau mắt đỏ, chảy nước mắt sống.
4. Sơ tán uất khí ở Can kinh:
• Giải tỏa căng thẳng, kích thích tiêu hóa, giúp thư giãn tinh thần.
• Chủ trị: Đầy bụng, đau ngực, đau tức sườn, kinh nguyệt không đều.
5. Thúc đẩy tiêu hóa:
• Bạc hà kích thích tiết dịch tiêu hóa, giảm đầy hơi, buồn nôn.
• Chủ trị: Đầy hơi, chán ăn, khó tiêu.
- Liều dùng: 3 – 10g mỗi ngày.
• Dạng dùng: Thường được sắc uống, pha trà, hoặc kết hợp trong các bài thuốc.
Câu 12. Trình bày vị thuốc Cát căn về nguồn gốc, tính vị,quy kinh, công năng chủ trị và liều dùng?
- Nguồn gốc: Rễ củ của cây cát căn.
- Tính: Lương (mát), có tác dụng thanh nhiệt, giải độc.
- Vị: Ngọt, hơi đắng.
- Quy kinh: tỳ, vị, phế
- Công năng và chủ trị:
1. Thanh nhiệt, giải độc:
• Cát căn có tác dụng giải nhiệt, thanh độc, đặc biệt là đối với những bệnh lý do nhiệt độc gây ra.
• Chủ trị: Các chứng bệnh liên quan đến nhiệt, viêm, mụn nhọt, sưng tấy.
2. Giải cảm, chữa cảm mạo phong nhiệt:
• Cát căn giúp làm ra mồ hôi, giảm sốt, giải cảm mạo do phong nhiệt, có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh lý về đường hô hấp như cảm cúm, ho, viêm họng.
• Chủ trị: Cảm mạo, sốt, ho, viêm họng, chảy nước mũi.
3. Tăng cường tiêu hóa, trị tiêu chảy:
• Cát căn có tác dụng bổ dưỡng tỳ vị, hỗ trợ tiêu hóa, điều trị các chứng rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, đau bụng do tỳ hư.
• Chủ trị: Tiêu chảy, mất nước, suy nhược cơ thể.
4. Bổ tỳ, ích khí:
• Cát căn giúp bổ tỳ, ích khí, tăng cường sức khỏe cho những người cơ thể suy nhược, thiếu năng lượng.
• Chủ trị: Suy nhược cơ thể, mệt mỏi, ăn uống kém.
5. Hỗ trợ điều trị các bệnh lý về đường hô hấp:
• Cát căn có tác dụng làm thông thoáng đường hô hấp, giúp giảm triệu chứng khó thở, ho có đờm.
• Chủ trị: Các bệnh lý như hen suyễn, viêm phổi, viêm phế quản.
- Liều dùng: 6 – 15g mỗi ngày, có thể dùng trong các bài thuốc sắc hoặc kết hợp với các vị thuốc khác.
• Dạng dùng: Thường được sử dụng ở dạng sắc, bột hoặc hoàn.